Bán nước cho giặc Tàu – có nên ghi “hạn chót là năm 2020”?

Nguyễn Hà Nội (Danlambao) - “Xâm chiếm Việt Nam thì chỉ vài ngày là xong! Nhưng giữ được Việt Nam mới là khó! Rút kinh nghiệm ngàn năm từ thời cha ông chúng nó mới dày công dựng nên một Hồ Chí Minh tàu thành Nguyễn Ái Quốc cộng sản của Việt Nam – để rồi cai trị mà như không cai trị, xâm lược mà không cần một hòn đạn, chiếm đất mà nước kia lại xác nhận đồng ý! Trên diễn đàn quốc tế thì chúng có hẳn một nước Việt Nam đã luôn luôn nhất trí một cách khách quan các thỏa thuận lớn!... Kẻ cai trị mà những nô lệ lại ngỡ “Cha già Dân tộc” thì còn gì quý hơn? Bây giờ có ngu đâu mà chúng lại thừa nhận mình đang chiếm đóng?”

***

Gần đây trên các trang mạng của báo Lề Dân thường bắt gặp cụm từ “bàn giao VN cho tàu hạn chót là năm 2020”, như kiểu: “Tàu chấp nhân đồng thời ra hạn chót là năm 2020 phải bàn giao bản dư đồ Tổ Quốc VN.” (Bán nước - buôn dân - Dân Làm Báo), “Liệu quê hương có còn không? VN có còn tên trên bản đồ thế giới không? Chúng ta có còn chỗ để đi về không, khi mà quê hương đã mất về tay giặc Tàu, vì đã bán nước cho TC, ngày bàn giao VN vào hạn chót là năm 2020 đã gần kề, theo hội nghị Thành Đô mà VC và TC đã ký kết!” (Tâm thư kính gửi quý Thầy Cô và các bạn cựu nữ sinh trường nữ trung học Trưng Vương Sài Gòn trước 1975.)…
Thực hư chuyện này ra sao?

Hồ Chí Minh là giặc tàu, đã có nhiều hồ sơ khả tín. Vì vậy việc csvn bán nước cho Tàu là một việc tất nhiên.

Tuy nhiên, chúng có “bàn giao” cho nhau hay không?

Nếu có bàn giao thì có đúng “hạn chót là năm 2020” hay lâu hơn nữa?

Đây là những điều chúng ta cần hết sức lưu ý, bàn định kỹ để tránh nói trật.

Nếu chúng ta cứ ghi là “hạn chót là năm 2020” thì nhanh lắm, còn có 3 năm nữa, tức không quá 1000 ngày nữa là xóa sổ Việt Nam?

Như thế thì gay cấn thật!

Như thế thì lo thật!

Việc ghi như thế quả là có tác dụng.

Nhưng nếu tới tận ngày 31/12/2020 mà vẫn chưa thấy biên bản chúng “bàn giao” cho nhau thì lúc đó chúng ta biết nói với độc giả sao đây?

Lúc đó số lượng độc giả vốn đang ít ỏi (nhưng rất quý) của báo lề Dân chúng ta sẽ suy nghĩ như thế nào về chuyện “Bán nước cho giặc Tàu”! Lúc đó không ít độc giả sẽ cho chúng ta là nói ba láp! Và sẽ rời bỏ chúng ta.

Khi đó thì thật buồn.

Vậy nên, hôm nay tôi mong mọi người hãy thảo luận kỹ xem: Liệu chúng có “bàn giao” cho nhau hay không? Nếu chúng ta nhất trí là có thì chúng ta mới bàn đến chuyện “hạn chót” là năm nào? Nếu chúng ta nhất trí là không có chuyện bàn giao thì chúng ta không nói tới “hạn chót” nữa, vì không cẩn thận sẽ phản tác dụng!


Câu chuyện “nụ cười mất nước” chắc chúng ta nhiều người đã biết. Có lẽ tôi xin trích thêm vào đây, thiết tưởng cũng không thừa. Trong Sử ký Tư Mã Thiên có ghi chép về Bao Tự. Vì một nụ cười của nàng, Chu U Vương đã làm mất nước vào tay quân Khuyển Nhung. Chuyện là: 

Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều phong hỏa đài (đài cao để đốt lửa ra hiệu cho chư hầu dẫn quân tới cứu vua khi giặc đến). Nàng Bao Tự tuyệt đẹp, nụ cười của nàng khiến nhà vua say đắm, ngất ngây. Nhưng không hiểu sao, đã lâu nàng lại không cười. Nhà Vua buồn rầu. Quắc Công khuyên Chu U vương đốt lửa cho chư hầu đến. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau.

Chu U Vương tươi cười đáp lời chư hầu “Lâu không thấy các ông, nay đốt lửa để các ông tụ tập cho ta đỡ nhớ”. Chư hầu các phương vừa hậm hực vừa xấu hổ, đành cuốn cờ dẹp trống thất thểu ra về.

Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U Vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho nàng cười. Đến một thời gian sau, vua Chu lại sai đốt lửa lần nữa và các chư hầu lại bị lừa để Bao Tự có được tiếng cười.

Một ngày, quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp kinh đô. Chu U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng vua đùa, không tới nữa.

Chu U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui. Sau đó, nàng thắt cổ tự tử. 

Vậy đó, cho nên việc chúng có “bàn giao” cho nhau hay không? Nếu có bàn giao thì có đúng “hạn chót là năm 2020” hay lâu hơn nữa? Là một điều chúng ta nên bàn định kỹ.

Chúng có “bàn giao” cho nhau hay không? 

Theo ý kiến cá nhân tôi thì dứt khoát không có chuyện chúng “bàn giao” cho nhau! Nếu có việc đó thì đây là cơ hội trời cho để chúng ta thoát ách cs! Nhân dân sẽ không bao giờ chịu! Nhưng việc chúng “bàn giao” cho nhau theo tôi là chỉ không quá 0,000000… % mà thôi! Chúng không dại gì mà công khai cả, cứ như bây giờ, không chiếm mà đã như chiếm, phía Bắc có một “kẻ anh hùng” là Bắc Triều Tiên, phía Nam có một “kẻ cố cùng” là csvn làm phên dậu cho chúng thì còn gì bằng?

Xâm chiếm Việt Nam thì chỉ vài ngày là xong! Nhưng giữ được Việt Nam mới là khó! Rút kinh nghiệm ngàn năm từ thời cha ông chúng nó mới dày công dựng nên một Hồ Chí Minh tàu thành Nguyễn Ái Quốc cộng sản của Việt Nam – để rồi cai trị mà như không cai trị, xâm lược mà không cần một hòn đạn, chiếm đất mà nước kia lại xác nhận đồng ý! Trên diễn đàn quốc tế thì chúng có hẳn một nước Việt Nam đã luôn luôn nhất trí một cách khách quan các thỏa thuận lớn!... Kẻ cai trị mà những nô lệ lại ngỡ “Cha già Dân tộc” thì còn gì quý hơn? Bây giờ có ngu đâu mà chúng lại thừa nhận mình đang chiếm đóng?

Đã không có chuyện chúng “bàn giao” cho nhau thì sẽ chẳng bao giờ có “hạn chót”!

Việt Nam đã là chư hầu của Trung Cộng ngay từ 2.9.1045!

Vậy thì chúng đâu cần “bàn giao” mà phải có “hạn chót”?

Theo tôi, chúng ta không nên nói tới “hạn chót” nữa, mà hãy nên đi sâu vào phân tích xem Hồ là người Việt Nam hay là anh ba tàu? Khía cạnh nhận dang? Khía cạnh các hành động giết người Việt của Hồ? Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản… là có chủ đích giết trí thức Việt hay chỉ đơn giản là một sai lầm? Giết trí thức Việt là có chủ đích hay chỉ là một gã ngông cuồng máu lạnh?...

Điều này sẽ quyết định tất cả!

Ý kiến của bạn?

24/11/2017

Previous Post
Next Post
Related Posts