Ông Nguyễn Phú Trọng – muốn trở thành Người hay thành quỷ?

Nguyễn Minh (Danlambao) - Vâng, tôi đặt vấn đề trên là để nói ở nghĩa “Sống là cõi tạm”! Người Việt Nam quan niệm: "Sống gởi thác về... " Ðức Phật đã nói: “Ðời sống mong manh và cái chết là điều chắc chắn”.

Rõ ràng, trần gian cũng chỉ là một cuộc sống tạm bợ mà thôi. Chả thế mà cụ Nguyễn Công Trứ cảm thán: “Ôi! Nhân sinh là thế, như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao…” Còn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì: “Ta nay ở trọ trần gian, mai kia về chốn xa xôi cuối nguồn”. Nhà thơ Bùi Giáng đã ý thức sâu xa về sự hữu hạn của kiếp người:

Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết,
Sẽ rời xa vĩnh viễn với người thôi.

Thế gian là cõi tạm nên khi mới sinh ra con người chẳng có tài sản gì và đến khi nhắm mắt cũng chẳng mang theo thứ gì. Dù Tổng thống hay người lính, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... khi qua đời đều giống như nhau, không thể ôm theo bất cứ của cải vật chất nào cả. Chính vì thế mà trong Tương Ưng Bộ kinh khẳng định: “Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hữu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút”.

Như vậy, điều chắc chắn đến một thời khắc nào đó con người sẽ phải rời bỏ cõi tạm này. Đối với người Công giáo, sự chết là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới. Sự chết lúc đó chỉ là bước sang sự sống mới vô cùng tốt đẹp hơn trước. Còn Phật giáo, cái chết chỉ là một sự chuyển tiếp, sự thay đổi từ cuộc sống này đến một cuộc sống khác.

*

Biết quy luật muôn đời là sinh tử nhưng vẫn có người khư khư giữ lấy những điều sai trái, để rồi chắc chắn đến một ngày cái đúng, cái thật thắng thế thì hỡi ôi: Những oai hùng năm nay sẽ bị người đời nguyền rủa! Càng oai hùng lắm thì sự chửi của người đời sau càng nhiều – Đó là điều chắc chắn!.

1. Dân chủ là xu thế tất yếu của loài người tiến bộ - Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng ngăn cản?

“Thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc!” Câu nói của Trần Bình Trọng vẫn còn đó, ông Nguyễn Phú Trọng nghĩ sao?

Vâng, hiện giờ với 800 tờ báo do đảng của ông độc quyền thông tin, họ đã và đang làm cho đại đa số 90 triệu dân Việt tin rằng: “Cũng có đồng chí được Trung ương giới thiệu không trúng cử, có người không được Trung ương giới thiệu nhưng được Đại hội giới thiệu cũng trúng cử. Vừa rồi các đại biểu Quốc hội cũng tâm sự, dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ gì hơn” (Ông Nguyễn Phú Trọng: Việt Nam 'dân chủ thế này là cùng' - YouTube)

“AP dẫn lời ông tổng bí thư tái cử nói đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’. Ông Nguyễn Phú Trọng nói ‘cái hay’ của đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.

“Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền, như thế có gọi là dân chủ không? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ nhưng cá nhân quyết định tất. Thế thì ai dân chủ hơn ai?”, ông Trọng nói.”

Vâng, tôi thừa nhận: Hiện nay đa số người dân Việt Nam này vẫn tin lời ông nói! Nhưng về sau này, CHẮC CHẮN LÀ KHÔNG!

Vâng, ông nói: “Cộng sản Việt Nam sẽ ‘không bao giờ trở nên độc đoán như một số nền dân chủ’.”!

Đó là ông nói!

Đó là người dân tin!

Nhưng họ tin vì gì? Vì khoa học hay vì họ được tuyên truyền như thế?

Nhưng họ tin vì gì? Vì khoa học hay vì họ được tuyên truyền kiểu “cả vú lấp miệng em” như thế?

Kiểu tuyên truyền “Một điều bịa đặt khó tin, bằng phương pháp tuyên truyền khôn ngoan, dai dẳng, sẽ làm cho quần chúng tin rằng tin rằng thiên đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường.” (Cảnh giác, tẩy chay thông tin bôi nhọ, ngụy tạo - VietNamNet)

Bằng Chứng: Thực tế Việt Nam hôm nay tham nhũng, hối lộ… như thế nào, chắc ông là người biết rõ nhất! (Tôi chưa khẳng định ông là người tham nhũng nhất! – Nhưng từ người thứ 2 sau ông, thì tôi khá chắc chắn!) 

Định nghĩa của Montesquieu.

Cách đây 300 năm Montesquieu đã định nghĩa: “Trong một nước dân chủ, chuyện đút lót, quà cáp là điều ô nhục, vì đạo đức chính trị không cần đến động tác đó. Trong một nước quân chủ, danh diện là điều quý hơn cả quà cáp. Nhưng trong nước chuyên chế, đạo đức và danh diện đều không tồn tại, người ta hoạt động chỉ với một hy vọng là kiếm thêm được tiện nghi cho cuộc sống, cho nên việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến.” (Bàn về tinh thần pháp luật. Montesquieu)

Ở Việt Nam của ông hôm nay, có phải “việc quà cáp, hối lộ là bình thường và phổ biến” không? (ông nên trả lời thật với lòng mình nhé – trả lời cho xong, hoặc không trả lời thì Việt Nam vẫn vậy.)

Như vậy, Việt Nam của ông nó thuộc nước nào? (Dân chủ, Quân chủ hay chuyên chế?)

Ông đã biết rõ về thực tế Việt Nam!

Nếu chưa biết, ông hãy tìm trên google 2 chữ “"Lót tay" + "vietnamnet"” thì đã có đủ bằng chứng để ông tự trả lời!

Cũng sẽ như vậy, nếu chúng ta tìm với 2 chữ ““Hối lộ” + "vietnamnet"” hay ““Tham nhũng” + "vietnamnet"” …

Cũng sẽ như vậy, nếu chúng ta thay vì tìm với 2 chữ "vietnamnet" bằng chữ của 1 tòa báo bất kỳ trong 800 tờ báo của đảng csvn!

Với một đất nước mà báo chí mất tự do như Việt Nam mà còn vậy.

Mặc cho ông không trả lời, mặc cho ông trả lời chiếu lệ cho có, thì Việt Nam hôm nay là nước nào? (Dân chủ, Quân chủ hay chuyên chế?), con em chúng ta ở đời sau nó sẽ phán xử!

Khi mà con em chúng ta nó phán xử thì “Ông Nguyễn Phú Trọng – là Người hay quỷ?” Chắc ông đã có câu trả lời!

Ông không nên viện dẫn: Dân chủ phải từ từ không thì mất nước!

Đó chỉ là ngụy biện mà thôi!

Con em chúng ta nó sẽ không bao giờ chấp nhận câu đó!

Và bằng chứng hôm nay, cho thấy: Ông không hề từ từ đi về phía dân chủ!

Bằng chứng: 

Trong năm 2017, một người được tha tù để đi sống lưu vong: “Vào ngày 28 tháng 7 vừa qua, tù nhân chính trị Nguyễn Công Chính và gia đình rời Việt Nam đến Hoa Kỳ.” (Mục sư Nguyễn Công Chính và gia đình đến Mỹ sống lưu vong)

Thì cũng năm đó ông đã cho bắt thêm biết bao người? Kiểu như: “TAND tỉnh Hà Nam đã tuyên phạt bị cáo Trần Thị Nga 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.” (Tuyên phạt Trần Thị Nga 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước)

“Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên phạt 10 năm tù vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo khoản 1, điều 88 Bộ Luật hình sự.” (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị phạt 10 năm tù - Tuổi Trẻ Online)

“Sáng ngày 30/7/2017, công an Việt Nam ở Hà Nội, Sài Gòn và Thanh Hóa đã đồng loạt bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển. Cả bốn cựu tù nhân lương tâm này đều bị nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố theo Điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.” (Bản Lên Tiếng Của Hội Anh Em Dân Chủ Phản đối việc bắt giữ các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển...)

Và còn biết bao người kiểu như: “RFA đưa tin, trong một thư ngỏ do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người ở Pháp cùng với hơn 40 tổ chức xã hội dân sự và cá nhân trên thế giới, kêu gọi Thủ tướng Việt Nam hãy trả tự do cho 3 tù nhân lương tâm là hòa thượng Thích Quảng Độ, luật sư Nguyễn Văn Đài, nhà tranh đấu Đỗ Thị Hồng.” (Ủy ban Bảo vệ quyền làm người kêu gọi VN trả tự do cho HT Thích Quảng Độ.)

Dân chủ từ từ mà thế sao?

Đó là do cấp dưới ư?

Ông chỉ có thể trả lời như vậy với 90 triệu dân Việt đang bị nô lệ hôm nay!

Với hậu thế, ông không bao giờ đổ tội cho cấp dưới được!

2. Sùng bái cá nhân – mảnh đất tốt cho chế độ nô lệ - tại sao ông vẫn dung túng?

“Khi xảy ra một sự kiện gắn với tên tuổi một người nổi tiếng, ví dụ kỷ niệm một trận chiến mà người đó là chỉ huy bên thắng cuộc, người ta, đặc biệt là giới truyền thông, bắt đầu thi nhau nói thật nhiều, bằng những cách mà người ta cố gắng làm cho hay hơn, độc đáo hơn của những kẻ nói khác, về người nổi tiếng đó. Chỉ cần một ngày mà toàn bộ giới truyền thông đều thi nhau ca ngợi thần tượng, cuối ngày hôm đó cảm nhận của người nghe/xem về sự vĩ đại của thần tượng sẽ rõ nét hơn hẳn ngày hôm trước.

Cứ thế, nếu năm nào người ta cũng nói về người đó hàng tháng ròng trên phương tiện truyền thông, và kháo nhau tại gia đình, trên bàn nhậu ở quán xá, một đồn thổi thành mười, mười đồn thổi thành trăm, tiếng tăm của nhân vật đó tăng theo cấp số nhân… , thì sau ba-bốn mươi năm, người ta có thể biến một chính khách ban đầu có ít nhiều nổi trội thành một vĩ nhân hạng một của nhân loại. Người này thấy người khác ca ngợi mà mình chưa góp lời được thì cũng cố ca ngợi vài câu, nếu biết được một vài chi tiết cụ thể về con người đó thì càng hãnh diện. Ít có người nào tuy biết chút ít nhưng vì thấy mọi người ca ngợi quá nhiều rồi nên thấy mình nói thêm cũng thừa và nhiêu khê.

Đặc biệt, khi có một vài phóng viên hay chính khách nước ngoài ca ngợi thì tốc độ vĩ nhân hóa đối với nhân vật đó có thể vượt lên trên mọi sự tưởng tượng.

“Mày nói thế nào ấy chứ… Cụ được bao nhiêu người ở các nước văn minh ca ngợi cơ mà. Chính khách A ở nước X nói thế này. Phóng viên B ở nước Y nói thế kia…”

…Với tâm lý của đa số quần chúng như thế, việc xây dựng thần tượng càng dễ dàng, nếu giới cầm quyền thi hành một chính sách nhằm thần thánh hóa lãnh tụ. Hãy nhớ: một dân tộc văn minh bậc nhất như dân tộc Đức cũng đã từng phát cuồng phát dại vì Adolf Hitler.” (Sùng bái – mảnh đất tốt cho chế độ nô lệ | - DaoHieu - WordPress.com)

“Một khi người ta tôn thờ một thần tượng, hầu hết là suốt đời người ta sẽ trung thành với thần tượng đó, và không bao giờ đặt ra câu hỏi: Liệu ở góc độ này hay góc độ kia, vị thần tượng của mình có đúng hay không. Dưới chế độ phong kiến, chỉ cần hé răng hỏi liệu vua có sai không đã bị xử trảm rồi. Ở các nước cựu cộng sản, tình trạng cũng không khá hơn là mấy.” (Nt)

“Ở hầu hết các quốc gia độc tài hay độc đảng khác, việc huyền thoại hóa lãnh tụ cũng là cản trở đáng sợ, làm cho tiến trình dân chủ hóa phải chịu biết bao hy sinh mất mát đau đớn. Nhà cầm quyền nắm được cái “thóp” đó, nên họ thường xuyên tiến hành và “mồi” cho quần chúng tham gia xây dựng và “bồi đắp” cho thần tượng.” (Nt)

“Một người có công với dân tộc hay nhân loại cần phải được ghi nhận và tôn vinh. Nhưng chỉ nên làm việc đó ở mức độ vừa phải và xứng đáng. Việc ngày nào cũng ra rả ca ngợi, thường xuyên tổ chức hội thảo, tưởng niệm,… cuối cùng chỉ góp phần làm cho xã hội đi thụt lùi, kéo dài sự nô dịch.” (Nt)

Ấy vậy mà ông đã không ngừng cổ vũ cho một cái trò hủ bại đó! Điều đó rõ ràng là đi ngược lại với văn minh loài người đó!

Bằng chứng:

Ông đã biết rõ về thực tế Việt Nam chính là do ông chỉ đạo!

Nếu chưa biết, ông hãy tìm trên google 2 chữ "Học tập đạo đức" + "Hồ Chí Minh" ông sẽ thấy!

Hiện giờ ông được ca tụng nhưng hậu thế sẽ xét lại! Lúc đó, khi mà con em chúng ta nó phán xử thì “Ông Nguyễn Phú Trọng – là Người hay quỷ?” Chắc ông đã có câu trả lời!

Tôi học kém hơn ông (không có bằng Tiến sĩ như ông) – nhưng cũng vụng về có mấy chữ, mong ông nghe ra phần nào.


Họ không còn gì để mà nguy hiểm nữa

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Bài này chỉ xin nhấn mạnh đến những người cho tới giờ phút này vẫn ác cảm với các anh em TPB VNCH là những người không còn gì để mất, không còn sức để mà chống đối, không còn sức để mà kháng cự.

Họ đã bỏ lại và mất đi một phần thân thể trên các chiến trường đẫm máu nhất mà những người khi tới tuổi quân dịch phải thi hành lệnh động viên của chính phủ thời đó cũng như những người Bộ Đội miền Bắc phải thi hành nghĩa vụ quân sự khi được gọi nhập ngũ. Một bên là muốn thống nhất tổ quốc, chống Mỹ cứu nước, một bên là lý tưởng bảo vệ tổ quốc khi bị xâm lấn và làm tròn trách nhiệm của một công dân trong thời chiến. Hai mục tiêu, hai lý tưởng khác nhau nhưng khi giáp mặt với nhau thì cùng có sự triệt buộc tôi không nổ súng bắn anh thì anh cũng nổ súng bắn tôi, vì thế họ không có lỗi, mà lỗi là do những kẻ đã gây ra chiến tranh đẩy họ vào vùng lửa khói.

Ở đây tác giả chỉ muốn nói cho có sự công bằng giữa 2 bên, không kết án bên nào tuy cái lẽ tự nhiên trên đời là khi không anh đòi chiếm nhà tôi một cách vô lý thì tôi bắt buộc phải tự vệ và chống trả lại anh vì chẳng còn cách nào khác.

Vì thế để tự vệ anh em TPB VNCH cũng chỉ làm hết trách nhiệm và bổn phận của mình đối với phần đất phía Nam của mình mà thôi.

Họ đã ngã gục, đã buông súng khi không còn sức chiến đấu, có người mất đi cặp mắt, có người mất 2 tay, có người cụt cả 2 chân may mắn lắm thì mất 1 cánh tay hay chỉ cụt một chân, nhẹ nhất là thương tật đầy mình tuy còn đủ các bộ phận trên cơ thể.

Sau ngày 30/04/1975 họ và gia đình bị coi như những kẻ có nợ máu, có tội ác với nhân dân và bị đối xử tàn nhẫn. Họ bị gom vào các trung tâm có tên gọi là Bảo Trợ Xã Hội. Thực chất các trung tâm này đã đối xử với họ như những người tù, hằng ngày phải lao động cật lực, ăn uống thiếu thốn, nếu vì đau mà nghỉ làm thì bị đánh đập dã man cho đến chết, có người chịu không được vì vết thương cũ tái phát còn bị đánh đập không thương tiếc sau đó đã chết trong các trại tập trung mang cái tên gọi rất nhân văn ở trên.

Khoảng 7 năm trở lại đây Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) có tổ chức chương trình tri ân TPB VNCH để đem lại cho họ một chút tình người khi bị xã hội lãng quên mấy chục năm nay mà đáng lý ra nhà cầm quyền phải có trách nhiệm lo cho những người này với danh nghĩa là những người tàn tật mất sức lao động, ngược lại chính quyền không mảy may quan tâm hỗ trợ dù chỉ là một cái thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh cho người tàn tật, chưa nói đến những quyền lợi của gia đình họ bị phân biệt đối xử thí dụ con cái họ còn đang trên ghế nhà trường và các vấn đề an sinh xã hội khác.


DCCT đã tổ chức từng đợt tầm soát sức khoẻ (khám tổng quát) cho các anh em TPB VNCH từng đợt, thuê xe Taxi đến chở anh em đi các bệnh viện để lấy máu xét nghiệm, đo điện tâm đồ, X quang và siêu âm, khi về lại DCCT có các Bác Sỹ khám tổng quát và chẩn đoán kết quả định bệnh lần cuối cùng. Ai cần xe lăn sẽ được phát xe lăn, ai cần xe lắc sẽ được phát xe lắc, ai cần nạng sẽ cấp phát nạng, ai cần làm chân giả sẽ được dẫn đi làm chân giả, ai cần đeo kính sẽ được đó và cắt kính theo nhu cầu.

Đội ngũ Tình Nguyện Viên của DCCT rất nhiệt tình trong việc phục vụ các anh em TPB, họ ý thức được vì tình người, vì lòng bác ái với tha nhân nên họ giúp đỡ anh em khá chu đáo, thậm chí anh em chụt 2 chân họ còn ra cổng cõng hoặc ẵm vào, bữa ăn trưa thân mật nếu mù 2 con mắt không thấy đường sẽ có người đút từng muỗng cơm, cut cả 2 tay cũng thế, thật là cảm động khi nhìn thấy những cảnh tượng này.


Họ không còn gì để mất, chỉ còn mỗi mạng cùi lê lết xin ăn, bán vé số, lang thang từng tốp đi bán nhang dọc đường miễn sao sống qua ngày. Mong được sự an ủi cuối cuộc đời là có được một chút ấm áp tình người, quan tâm tới họ trước khi họ ra đi vĩnh viễn vì người nào nhỏ nhất cũng trên 60 tuổi rồi. Nếu nhà cầm quyền không thể giúp đỡ họ vì một lý do gì đó thì hãy để DCCT giúp họ đừng kiếm cách ngăn trở công tác trên vì đây là việc làm thiện nguyện đáng được khuyến khích hơn là cấm cản.

Đó là sự mong mỏi của những anh em TPB VNCH với nhà cầm quyền, xin hãy vì chút tình người trước khi anh em chúng tôi nhắm mắt giã từ kiếp sống đau đớn, khổ sở để đi vào lòng đất mẹ.

Ngày 31/10/2017

Copycat of red guards on Vietnam

Red guards in China 1966.


Then (China):

China 1966, Mao Zedong activated the so called Cultural Revolution and used students as his own force to support the campaign, the Red guards was organized as paramilitary social movement. The Red guards get involved to fanatically act such as: arrests of people, or Mao’s political opponents or enemies, government officials, army generals, were imprisoned, prosecuted in public, and executed in public as well. The movement lasted from 1966, 1967.

The movement in fact, is planned by Mao himself and his close members of the Communist party to destroy and shoot down whoever disagreed, criticized Mao’s policy. Eventually, the army was used to shut down the Red guards when most of the goals were achieved. The leaders were exile to grow rice and “re-educated”. Most of them could not make it back to Beijing.

That was something of the past however; having said that does not mean the Chinese and the whole world could forget the bloody ordeal of Chinese political turn. 

Now (Vietnam):

According to Facebook of the Catholic Youth in Vietname, two "Red flag assemblies” (Doi co do) were established and quickly showed prominent activities 

- In Nghe An province, the Red flag attacked several times in different parishes such as Van Thai, causing heavy damage in April 2017.

- September 1, 2017 members of this Red flag attacked parishioners’ businesses at chợ Đình, Diễn Châu, Nghệ An province. At night, they came back and attacked parishioners’ residence. Statue of the holy Mary, and other religious icons were smashed. Private properties were heavily damaged, or destroyed.

Store damaged by the Red flag gang.

- September 4, 2017 people in red shirt of the Red flag assembly invaded the church of Tho Hoa, attacked Rev. Nguyen duy Tan.

Truncheon and hand gun were captured by parishioners and gave to local police, 13 people of the Red flag gang were arrested.
Gun, nightstick were captured September 4, 2017 in attack to Tho Hoa church.

- Parishioner’s coffee store was the target of smashing TV, refrigerator, and furniture; of course religious symbols like the statute of St Joseph were destroyed as well. It was October 7, 2017 in broad daylight. Once again it was the done by the same gang.

- 3PM of October 29, 1977, the Red flag gathered then came to Son Hai, Quynh Luu, where Van Thai and Song Ngoc parish were located, the gang provoked parishioners and slandered Chirstians, they also to Non Chirstian villagers to seregate themselves from the Christian. The gang also hid under the slogan “The protest against reactionary individuals”. Document from the parish signed by the local priest sent to the police and no response.

Rev. Nguyen duy Tan, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục of Roman Catholic church look after different parishes of Nghe An province. The Rev. Fathers have appealed to the public for justice the case of Formosa factory at Vung Ang which seriously polluted to the sea and environment in Ha Tinh province, Vietnam.

Loss of fishes and maritime resources affected daily work of fishermen who live by fishing tens of decades.

To the Communist regime, the religious leaders became a thorn to the side which should be removed or got rid of.

The police and government officials used gang to repeatedly harass individuals and religious organizations in Hanoi, Dong Nai and Nghe An provinces, thugs stalked, terrorized human rights activists, priests, bloggers. The so called “Red flag movement” is just a copycat of the Red guards in China 1966 under Mao Zedong. If the Vietnamese police get caught beating innocent people, or harrassing human rights activists, it would be a bad picture for the regime, and the government will have to answer hard questions from the interenational community.The paramiltary Red flag movement will save all, the gang members will do “dirty” jobs and keep the police hands clean.

If worst come to worst, officially the Communist government would blame the Red flag for wrongdoing, then the police would arrest these thugs (in the morning) then release them (after lunch). Case is closed.

Red flag assembly (Vietnamese Red guards) in Nghe An province, October 2017.

Suong Quynh a freelance journalist, once assaulted by thugs harbored by police, told Radio Free Asia (RFA):

The government ruled the country by the using thugs against innocent people. The tactics were used for decades, now they have sent top leaders of the gang to China to learn the Red guards’ techniques.

The authorities these days, run the show but hidding behind the thugs.

Dr. Nguyen quang A, a social activist warned:

Created such organization is dangerous to society, it proves the authorities nourish violence.

First verbal violence, then armed violence if they are tolerated and encouraged by the government.

That is exactly the way the governmet in Vietnam pursuits, organized students, thugs and undercovered police in the same front to bring down social media, bloggers, human rights activists, religious leaders, scholars and whoever that disagree and are willing to change for democracy and freedom.

October 30, 2017-10-30

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 6 - Những cuộc thi kỳ ảo)

David Tran Hieu (Danlambao) - Lời mở đầu: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ, với 5 phần đã qua đề cập đến một số nhân vật cụ thể, liên quan đến công tác nhân sự nhiều tai tiếng tại Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng còn làm Bộ trưởng. Kỳ này, Tác giả không đề cập tới một nhân vật cụ thể mà giới thiệu với bạn đọc một cách thức, hay nói chính xác là một mánh khóe liên quan tới công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng đã lựa chọn: đó là các cuộc thi tuyển chọn cấp trưởng các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

***

Chỉ cần gõ Google “Đinh La Thăng và đột phá”, chỉ 0,3 giây bạn sẽ có gần 800 ngàn kết quả về nội dung này. Quả thực, khi đương chức Tư lệnh Giao thông Vận tải, Đinh La Thăng rất thích dùng chữ “đột phá” trong các chỉ đạo của mình, một trong những chỉ đạo ấy là đột phá trong công tác thi tuyển lựa chọn cấp trưởng… làm báo chí đã tốn không ít giấy mực

Thực tế, các cuộc thi tuyển cấp trưởng trong ngành giao thông vận tải do Tư lệnh Đinh La Thăng chỉ đạo trong thời gian 2014- 2015 có thể nói là kỳ ảo. Không kỳ ảo sao được khi mà người trúng tuyển các chức vụ Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty,… hầu hết nếu không cùng quê hương bản quán Nam Định với Đinh Tư lệnh, thì cũng là đệ tử rượu, cũng đâu đó gắn với Đinh La Thăng từ một chữ... "ệ" mà ra. 

Để thể hiện cái vị trí “vô cùng khách quan” của mình, Đinh Tư lệnh thông báo Bộ trưởng và Vụ trưởng TCCB của Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn đứng ngoài những cuộc thi lựa chọn nhân sự cấp trưởng này. 

Hội đồng do Tư lệnh Đinh La Thăng thành lập có 15 ủy viên, các ứng viên làm đề án và trình nộp cho Ban Tổ chức trước, để tới ngày thi sẽ lên bảo vệ trước Hội đồng; thành viên Hội đồng có thể đủ hoặc không đủ 15 người, do một Thứ trưởng Giao thông Vận tải làm Chủ tịch, điểm được chấm theo thang điểm 100. 

Các cuộc thi kỳ ảo này của Đinh La Thăng kéo dài khoảng một năm, tới giữa năm 2015 thì bị Bộ Chính trị tuýt còi (https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-giao-thong-dung-thi-tuyen-lanh-dao-cac-don-vi-3234418.html). Chúng ta hãy thử quay lại lịch sử và kết quả một số kết quả kỳ thi tuyển cấp trưởng dưới thời Đinh Tư lệnh xem sao! 

Cuộc thi tuyển Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam vào ngày 9-5-2015, kết quả công bố và các báo đưa tin ngay sau khi kết thúc cuộc thi, ông Vũ Quang Khôi đạt 86,79 điểm, người đứng thứ nhì cuộc thi đạt 86,69 điểm, tức là thua ông Khôi chỉ có 0,1 điểm. Đơn giản đã thấy tổng cộng ông Vũ Quang Khôi chỉ cao hơn vị đạt kết quả cao thứ hai của cuộc thi có vẻn vẹn 1,5 điểm (https://www.tienphong.vn/xa-hoi/pho-cuc-truong-duong-sat-trung-tuyen-cuc-truong-858335.tpo).

Các ứng viên dự thi Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải

Dư luận đều đánh giá bài thi của người đứng thứ hai xuất sắc hơn, tuy vậy với thang điểm 100, người chấm chỉ cần nhích lên cho thi sinh kia 2-3 điểm thì kết quả đã đảo ngược tình thế, chuyển bại thành thắng…

Trước đó, cuộc thi tuyển Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vào ngày 18-10-2014 với người trúng tuyển là ông Hoàng Hồng Giang (Phó trưởng khoa Công trình trường Đại học Hàng hải) với điểm số 82,60 điểm. Người đạt điểm cao thứ hai đạt 82,43 điểm, chỉ thua vị trí quán quân có 0,17 điểm. Với thang điểm 100 và 15 thành viên ban giám khảo, được hiểu là tổng điểm của người đứng đầu chỉ cao hơn người thứ hai có 2 điểm mà thôi. (http://www.baogiaothong.vn/giang-vien-dai-hoc-trung-tuyen-cuc-truong-cuc-duong-thuy-noi-dia-vn-d87088.html )

Hoàng Hồng Giang (ngoài cùng, bên trái) và các thí sinh cuộc thi Cục trưởng Đường thủy nội địa được Đinh La Thăng gặp gỡ trước cuộc thi

Chưa nói đến những tiêu chí của ông Giang khi dự thi còn thiếu mà Đinh Tư lệnh đã chỉ đạo bỏ qua, là phải có “5 năm công tác trở lên trong ngành, lĩnh vực liên quan đến công việc của chức danh thi tuyển; trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến công việc của chức danh thi tuyển”… Đối chiếu với tiêu chí này thì ông Hoàng Hồng Giang chỉ là Phó trưởng khoa Công trình của Trường Đại học Hàng hải, chưa đủ: “5 năm công tác trở lên trong ngành, lĩnh vực liên quan đến chức danh thi tuyển là Cục trưởng Cục đường thủy nội địa”, cũng chưa hề có “ít nhất 3 năm làm công tác quản lý lĩnh vực chuyên môn liên quan đến chức danh thi tuyển”… nhưng vẫn được Đinh ưu ái cho tham gia thi tuyển cùng 4 Cục phó và một Hiệu trưởng khác…

Một cuộc thi kỳ ảo khác, đó là thi tuyển Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, người trúng tuyển là Vũ Anh Minh, lúc đó là Vụ phó Vụ Quản lý doanh nghiệp. Kết quả Minh đạt điểm thi cao nhất với 85,82 điểm, người thứ hai là một Vụ phó khác đạt 82,23 điểm. Đáng chú ý là một thành viên trong Hội đồng, là người ngoài Bộ được Đinh La Thăng đưa vào hội đồng, đã ra tay cứu Minh, mạnh tay cho điểm 100 nên điểm trung bình cộng của Vũ Anh Minh đang ở hàng chót được nhảy vọt lên đầu, hơn người thứ hai 3 điểm, và đương nhiên trở thành thủ khoa cuộc thi… (http://tuyencongchuc.vn/tin-tuc-tong-hop/nguoi-dat-diem-cao-nhat-ky-thi-vu-truong-quan-ly-doanh-nghiep/). 

Vũ Anh Minh được Đinh Tư lệnh đưa lên cầm đầu Vụ Quản lý doanh nghiệp này để sau đó thực hiện một loạt chỉ đạo của Tư lệnh trong những phi vụ vô tiền khoáng hậu: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện, trường học… mà tác giả đã nêu tại bài trước (Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ, phần 3: Vũ Anh Minh). 

Vũ Anh Minh (bên phải) và các thí sinh cuộc thi Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp

Tuy Đinh Tư lệnh không trực tiếp làm Chủ tịch các Hội đồng thi tuyển, mà giao cho một Thứ trưởng, ngoài ra thành viên Hội đồng là các Thứ trưởng, một số vụ trưởng, hiệu trưởng, một số nhà khoa học nguyên là lãnh đạo Bộ hoặc ngoài ngành để thể hiện sự khách quan…. nhưng Đinh Tư lệnh vẫn nắm các diễn tiến của cuộc thi và điều hành thông qua chủ tịch và đa số thành viên hội đồng. 

Bài thi, với đầu bài được công bố công khai trước, các thí sinh đã chuẩn bị tài liệu và nộp từ trước cho Hội đồng, nên ai cũng như ai, khác nhau là phần trình bày, cũng nội dung đó mà thôi, điểm số sẽ không chênh lệch nhiều. 

Vì thế khi Đinh Tư lệnh chỉ đạo cho một vài thành viên hội đồng chỉ cần nhích 2-3 điểm cho thí sinh mà Đinh đã “chấm”, thì lập tức thí sinh đó sẽ đạt điểm cao, thế mới có chuyện người đứng đầu và người thứ hai chỉ chênh nhau có 0,1 hay 0,17 điểm, trên thang điểm 100 như mấy vị thủ khoa nêu ở trên đây. 

Trong khi hầu hết dư luận đều nhận định người đứng thứ hai có trình độ hơn, bài trình bày cũng tốt hơn, năng lực thực tế giỏi hơn, song người thứ hai đành chịu ngậm đắng nuốt cay, "học tài thi phận" vậy…

Nhiều ứng viên biết Đinh Tư lệnh đang làm trò, nhưng không thể không đăng ký tham gia thi, vì Đinh La Thăng ra lệnh buộc tất cả lãnh đạo cấp phó của đơn vị đó phải tham gia, ngoài ra nhiều người ở các đơn vị khác cũng được vận động thi, là một cách ủng hộ “phong trào” của Tư lệnh… 

Có ứng viên trong diện bắt buộc phải thi, là một Vụ phó Vụ Quản lý doanh nghiệp của Bộ này nên phải đăng ký thi Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, biết đây là trò lố bịch của Đinh Tư lệnh nên tuy đã đăng ký nhưng đến trước ngày thi đã cáo ốm để khỏi tới trường thi nữa…

Đinh Tư lệnh cho công tác tuyên truyền, quảng bá, hoạt động truyền thông rầm rộ. Báo chí tung hô các cuộc thi này rất khách quan, nào là để lựa chọn nhân tài, nào là Bộ trưởng và Vụ trưởng TCCB đứng ngoài cuộc thi lựa chọn nhân sự cấp trưởng, không ai can thiệp được, cứ có năng lực là được trọng dụng...

Việc bày đặt thi cử để tuyển chọn lãnh đạo cấp trưởng là mẹo mị dân của Đinh La Thăng, là lá bài để Đinh La Thăng dối trên, lừa dưới; chỉ khổ những thí sinh buộc phải đi thi, biết mình là quân cờ trên một bàn cờ tướng, nhưng cực chẳng đã phải thí thân; những... "ệ" của Thăng là những thí sinh đã được nhắm trước, được “thăng quan, thăng chức...” qua những cuộc thi kỳ ảo thế này đây. Nhưng, rồi cũng đến lúc họ cũng sẽ không còn thấy ảo ảnh nữa, để bất chợt một ngày nào, phải hứng chữ “giáng” mà thôi.. !!!

*


Nguyễn Bắc Sơn, một đặc sản của thi ca miền Nam

Đỗ Trường (Danlambao) - Nếu được phép, chọn gương mặt tiêu biểu cho thơ ca miền Nam thời chiến, thì có lẽ Nguyễn Bắc Sơn là một trong những nhà thơ mà tôi nghĩ đến. Tuy viết ít, nhưng Nguyễn Bắc Sơn có giọng thơ rất đặc biệt. Cái cá tính, đặc trưng ấy, ai đã đọc một lần, sẽ bị ám ảnh mãi không thôi. Theo dòng văn học sử, ta có thể thấy, có người cả đời làm và in thơ, nhưng không bao giờ thành thi nhân, và có người chỉ cần một tập, hay một bài thơ đã trở thành thi sĩ. Và Nguyễn Bắc Sơn là một thi sĩ như vậy. Chỉ với thi tập: Chiến Tranh Việt Nam và Tôi đã đủ làm nên chân dung nhà thơ vạm vỡ Nguyễn Bắc Sơn.

Nguyễn Bắc Sơn tên thật là Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1944 tại Phan Thiết. Ông sinh trưởng trong gia đình có bố theo kháng chiến, và tập kết ra Bắc, trở thành sĩ quan cấp cao trong quân đội. Nguyễn Bắc Sơn ở lại quê nhà. Năm 1962 ông đăng lính biệt kích của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, rồi trở về làm lính địa phương quân. Sau 1975 Nguyễn Bắc Sơn sống và viết tại Phan Thiết, cho đến năm 2015 ông qua đời, bởi bệnh tim.

Có thể nói, ngay bài thơ đầu của Nguyễn Bắc Sơn được đăng trên báo Khởi Hành đã gây chú ý cho người đọc. Năm 1972 khi thi tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi do Đồng Dao ấn hành, thì Nguyễn Bắc Sơn trở thành hiện tượng văn học lúc đó. Và mãi hai mươi ba năm sau (1995), Nguyễn Bắc Sơn mới xuất bản tập thơ thứ hai: Ở đời như một nhà thơ Đông phương. Tuy tập thơ này, không gây được tiếng vang, nhưng có thể nói: Nếu Chiến Tranh Việt Nam và Tôi như nút thắt mâu thuẫn nội tâm, thì Ở đời như một nhà thơ Đông phương là nút mở tâm hồn Nguyễn Bắc Sơn vậy.

* Từ mâu thuẫn nội tâm đến những câu thơ xuyên qua cuộc chiến.

Tuần nay, tôi mới được đọc thơ Nguyễn Bắc Sơn do Thư Quán Bản Thảo ở Hoa Kỳ gửi tặng. Nhưng không hiểu thế quái nào, nếu thơ ông thi sĩ này, chỉ đọc bằng mắt, thì dường như máu không đủ đi vào khu vực não bộ để tập trung, kích thích đẩy nhanh sự hoạt động và nhận thức. Do vậy, buộc tôi phải đọc cả bằng miệng, và đọc to, vang lên mới thấy thấm, thấy sảng khoái. Và đọc Nguyễn Bắc Sơn, nếu không để khoảng ngắt, dừng, ta chỉ thấy được động, chứ chưa cảm hết cái tĩnh, sự giằng xé trong tâm hồn thi nhân.

Sinh ra trong chiến tranh, và lớn lên trong bom đạn với một cái xã hội đảo lộn tùng phèo, không chỉ có Nguyễn Bắc Sơn, mà cả thế hệ ông ngơ ngác: “Các giáo sư dạy cho lũ học trò những điều họ không tin/ Và chúng ta tin những điều họ không dạy”. Với người cha là một sĩ quan quân đội ở bên kia chiến tuyến, người lính trẻ Nguyễn Bắc Sơn không thể không hoang mang và dao động. Sự đối đầu và nghịch lý ấy chính là mâu thuẫn nội tâm lớn nhất trong cuộc sống cũng như trong thơ Nguyễn Bắc Sơn. Có thể nói, nếu không có mâu thuẫn này, chưa chắc Nguyễn Bắc Sơn viết được những câu thơ đầy tâm trạng, để làm nên thi tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi hay, có tính đặc trưng đến vậy. Cũng từ những nguyên nhân ấy, dẫn đến cái nhìn về chiến tranh rất bi quan, chán chường. Và cái lối viết tưởng như buông trôi, buông thả ấy, thể hiện ngay trên trang thơ của ông:

“Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí

Lũ chúng ta sống một đời vô vị 
nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau 
chọn trời đêm làm nơi đốt hỏa châu 
những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc 

Mượn bom đạn chơi trò pháo tết 
và máu xương làm phân bón rừng hoang”
(Chiến tranh Việt Nam và tôi)

Tôi không nghĩ, thơ Nguyễn Bắc Sơn độc đáo như một số nhà văn, nhà phê bình đã viết, mà có lẽ, nó mang tính đặc trưng thì đúng hơn. Bởi, khi đọc, ngẫm nghĩ, ta có thể thấy, thơ ông bắt nguồn, hay chịu ảnh hưởng từ thơ dân gian, khẩu ngữ, với những câu thơ tự trào, tự cảm như: “…Đến năm mười tám đôi mươi/ Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường/ Một rằng thương, hai rằng thương/ Có bốn chân giường gẫy một còn ba…" Và cái chất dân gian ấy đã được ông nâng lên, hòa trộn bản ngữ phóng khoáng phương Nam, tuy dân dã nhưng có tính nghệ thuật cao. Có thể nói, Nguyễn Bắc Sơn là người có tài sử dụng ngôn từ. Những từ, cụm từ tưởng rằng cũ, nhưng ông đã đặt nó đúng vào tâm trạng, văn cảnh, nó trở thành từ mới nghĩa mới. Và Chiến Tranh Việt Nam và Tôi như một luồng gió mới, đã thổi đúng tâm lý không chỉ của người lính, của thanh niên trong thời chiến, mà với mọi tầng lớp người đọc. Bởi, những khẩu ngữ hiện thực đưa vào trong thơ, một điều kỵ húy, bấy lâu nay không có trong dòng thơ được cho là bác học. Đoạn trích dưới đây trong bài Mật khu Lê Hồng Phong sẽ chứng minh điều đó:

“Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui…
Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoáng đã ở phương Tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ thành mây bay”

Khi đi sâu vào nghiên cứu thi ca thời chiến miền Nam, ta thấy, cái giọng và chất dân dã, kỵ húy ấy, không chỉ có trong thơNguyễn Bắc Sơn, mà bắt gặp khá nhiều ở các thi sĩ khác. Thật vậy, như người lính, nhà thơ Huỳnh Hữu Võ một lần đã viết: “...Anh phải ngủ thật nhiều ban ngày/để đêm từng đêm ngồi ôm súng gác/anh phải cười nơi đây thật to/để khỏi nghe tiếng súng/anh phải văng tục nơi đây cho đã/vì thiếu bóng đàn bà suốt tháng/anh phải thủ dâm". Tuy nhiên, vẫn giọng và chất liệu ấy, nhưng tài năng sử dụng của mỗi thi sĩ khác nhau. Có một điều cũng cần phải nói, thế hệ chúng tôi, hoặc sau này, khi đọc một bài thơ, hay truyện ngắn, tiểu thuyết rất cần biết thời gian, hoàn cảnh sáng tác của tác giả để hiểu rõ, đi đến cảm nhận cho đúng. Và rất tiếc, tôi đọc, nghiền ngẫm khá nhiều thơ văn thời chiến, nhưng ít có những tác phẩm ghi ngày và nơi viết. Kể cả những cuốn sách của các nhà nghiên cứu sưu tầm cẩn trọng như Thư Quán Bản Thảo, Hoa Kỳ. Do vậy, nếu không tinh, không thận trọng sẽ dẫn đến người đọc hiểu sai hồn cốt của tác phẩm cũng như tư tưởng của nhà thơ, nhà văn ấy.

Có thể nói, Chiến Tranh Việt Nam và Tôi là bức tranh trung thực về cuộc chiến đẫm máu nhất của dân tộc. Là người trong cuộc, nhưng dường như Nguyễn Bắc Sơn đã bước ra khỏi cuộc chiến ấy để viết. Do vậy, thơ ông chắc chắn sẽ không làm hài lòng giới lãnh đạo ở cả hai chiến tuyến. Nhưng nó đã găm vào lòng người đọc, và giá trị không chỉ dừng lại ở thời điểm đó. Thật vậy, với Nguyễn Bắc Sơn đây là cuộc chiến hoàn toàn vô nghĩa. Nó mang lại thân phận rẻ mạt của người lính, cái chết mỏng manh của con người: "Buổi chiều uống nước dòng Ma Hý/ Thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh/ Hỡi ơi sống chết là mưa nắng/ Gió tối mưa đêm chớ lạnh mình". Và còn là nỗi đau, nỗi ám ảnh, với những thần kinh điên loạn của con người đã bị vứt ra khỏi cuộc chiến. Tôi không rõ, trước khi viết Nỗi Buồn Chiến Tranh, người lính miền Bắc Bảo Ninh đã đọc Chiến Tranh Việt Nam và Tôi của Nguyễn Bắc Sơn hay chưa? Nhưng cái tâm lý, cùng nỗi ám ảnh, với những cơn thần kinh điên loạn của người lính, thì Nguyễn Bắc Sơn đã đi trước Bảo Ninh nhiều lắm:

"…Mày gởi một chân ngoài trận mạc
Mang về cho mẹ một bàn chân
Mẹ già khóc đến mù hai mắt
Ðời tàn trong lứa tuổi thanh xuân
Chiều chiều ngồi nhà hút ống vố

----

Ta may mắn tay chân lành lặn
Nhưng tâm hồn trống rỗng bơ vơ
Mỗi ngày chữa bệnh bằng ly rượu
Tối nằm đánh vật với cơn mơ
Ta mắc bệnh ung thư thời chiến
Thoi thóp còn một trái tim khô
Sợ hãi con người hơn thú dữ…" (Căn bệnh thời chiến)

Cái mâu thuẫn nội tâm cũng như trong thơ, dường như xuyên suốt những năm tháng khoác áo lính của Nguyễn Bắc Sơn. Có những lúc hào sảng, bi tráng hay bất cần, khinh bạc: “Đời mình như ly rượu cạn/ Hắt toẹt đời đi chẳng nhíu mày” (Tha Lỗi Cho Tôi). Và đôi khi buồn thảm, nhẫn chịu, bi ai: “Và nỗi buồn như nước những đêm mưa/… Ngày qua ngày ta chỉ thích đi câu/ Râu tóc mọc dài như bầy cỏ loạn/ Sống thật âm thầm, ai hiểu ta đâu” (Cười Lên Đi Tiếng Khóc Bi Hùng). Thật ra, những mâu thuẫn đó chẳng phải riêng Nguyễn Bắc Sơn, mà nó là mẫu số chung cho mỗi con người trong thời chiến.

Và ai là người vỗ tay cho cuộc chiến này? Vâng có lẽ, chỉ có những kẻ nhân danh chủ thuyết này, học thuyết nọ, đánh đổi xương máu của nhân dân, để đạt mục đích bẩn thỉu, đê hèn của mình mà thôi. Do vậy, cho dù Nguyễn Bắc Sơn, hay bất kể thi, nhạc sĩ nào có viết: “Trong thành phố này ta là người phản chiến” âu đó cũng là chuyện thường tình của con người. Cũng may, Nguyễn Bắc Sơn sinh ra lớn lên ở miền Nam, ở miền Bắc chắc chắn ông thành Nguyễn Chí Thiện thứ hai rồi. Nên khi đọc, nghiên cứu Nguyễn Bắc Sơn, có lẽ không riêng tôi, mà còn nhiều người khác cũng không đặt nặng, đi sâu vào vấn đề này. Cái chính, muốn tìm nguyên nhân mâu thuẫn nội tâm của con người dẫn đến đặc tính thơ văn của thi sĩ mà thôi. 

Khi đi sâu vào đọc Chiến Tranh Việt Nam và Tôi, ta có thể thấy, tuy phóng khoáng, tự do, nhưng kỳ lạ, những bài thơ hay của Nguyễn Bắc Sơn thường ở (khung) thơ thất ngôn, bát ngôn. Mật khu Lê Hồng Phong là một bài thơ thất ngôn như vậy. Cái sảng khoái cho người đọc cảm giác như đang tan trong nỗi buồn chiến trận. Cái tính từ "cắc cù" dân dã, địa phương tính, tưởng chừng cũ kỹ ấy, đã được đặt ở "vị trí đắc địa", không chỉ cho câu thơ, mà làm cho cả đoạn thơ trở nên khắc khoải khôn cùng. Và một lần nữa, nó khẳng định thêm tài năng sử dụng từ ngữ của nhà thơ:

“Ðêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng buồn bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu”

Một Tiếng Đồng Hồ Trước Khi Lên Đường Hành Quân, là một bài thơ lục bát duy nhất trong thi tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi. Và có thể nói, nó cũng là một trong những bài thơ hay, đặc trưng nhất trong thi tập này. Đọc những câu thơ khẩu ngữ này, ta thấy hiện lên tâm lý một cách trung thực của người lính. Tuy có chút tự diễu, nhưng nó đã phơi bày cái lý tưởng hóa giả dối mà từ bấy lâu nay chúng ta cố tình che đậy:

“Khi tao đi lấy khẩu phần
Mày đi mua rượu đế Nùng cho tao
Chúng mình nhậu đế trừ hao
Bảy ngày sắp đến nghêu ngao trong rừng
Mùa này gió núi mưa bưng
Trong lòng thiếu rượu anh hùng nhát gan…”

Và những câu tự diễu ấy, đã được Nguyễn Bắc Sơn nâng lên, không chỉ để bóc trần cái tàn nhẫn, dã man, mà nó còn bật ra cái tính dung tục hóa bản chất con người của chiến tranh. Sự mất mát ấy, nếu đã đọc câu thơ, lời thán dung tục trong Ly Chiến Sĩ của Phạm Quang Ngọc, hay Khóc Chiến Hữu của Trần Đắc Thắng… viết ở ngay nơi chiến trường, thì có lẽ, ta sẽ hiểu thêm được phần nào những câu thơ của Nguyễn Bắc Sơn chăng? Đọc, và ngẫm nghĩ Bài Ca Khổ Nhục, xem ra cái máu chảy, đầu rơi nơi chiến trường không thấm tháp gì so với nỗi đau, sự mất mát nhân cách của con người:

“Ngửi mày một tí xem làm sao
Thân thể mày bay mùi binh đao
Ngày trước mày hiền như đất cục
Giờ mở miệng ra là chửi tục
Hà hà ra thế con nhà binh
Ngôn ngữ thơm tho như mùi cứt
Ngày trước mày định đi tu tiên
Giờ lính tu bi-đông ừng ực”

Nếu nói, thơ Nguyễn Bắc Sơn là ngông nghênh, ngang tàng, thì dường như ta mới nhìn thấy cái động, cái vỏ ngoài, mà chưa nhìn thấy cái tĩnh, tự tại, an nhiên ở trong lõi vậy. Thật vậy, đọc Nguyễn Bắc Sơn ta không chỉ thấy được những danh, động từ mạnh (như gái điếm, phá phách hay đốt tiền…) ở trong thơ, nhằm phủ lấp đi sự thiếu rỗng của linh hồn người lính nơi chiến trường, mà còn thấy được sự tĩnh tại của nhà thơ, người lính ngay trên đường tác chiến hành quân:.

“Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất 
dừng quân đây nói chuyện tiếu lâm chơi 
hãy tựa gốc cây, hãy ngắm mây trời 
hãy tưởng tượng mình đang đi picnic” (Chiến Tranh Việt Nam và Tôi)

Và ta lại bắt gặp hình ảnh ấy ở Bức Bích Hoạ Về Một Thành Phố Ban Mai, nơi đằng sau chiến trường. Động từ “gác chân” tưởng chừng bỗ bã, ngang tàng, nhưng trong khung cảnh sớm mai, với nụ cười và điếu thuốc ấy, dường như đã nó bật ra cái an nhiên, thư thái của người lính chiến. Tôi nghĩ, đây là một bức tranh đẹp, thanh bình, và đầy sức sống. Nói thơ Nguyễn Bắc Sơn như một bức tranh tĩnh trong động là vậy:

“Người lính đêm qua đi kích về gác chân lên
Chiếc xe chở đầy những ổ mì vàng nóng hổi
Cười nụ cười đầu tiên trong ngày.
Và bật que diêm đốt thuốc”

Có thể nói, nhân đạo là đặc tính quan trọng, xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo của Nguyễn Bắc Sơn. Nếu ta đã đọc Luân Hoán, Trần Hoài Thư, Tô Thùy Yên… thì thấy rõ, và hiểu sâu sắc hơn cái đặc tính chung này của các thi sĩ quân đội nói riêng cũng như thi ca miền Nam nói chung. Cái tính nhân đạo ấy, dường như không dừng ở tình đồng đội, đồng bào, mà nó đã vượt qua ranh giới đến với bên kia chiến tuyến. Ta hãy đọc lại đoạn trích trong bài Chiến Tranh Việt Nam và Tôi để thấy rõ điều đó: 

"Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu 
đi hành quân rượu đế vẫn mang theo 
mang trong đầu những ý nghĩ trong veo 
xem chiến cuộc như tai trời ách nước 
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước 
vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi"

Những Dự Tính Lãng Mạn Đầu Năm 1970 là bài thơ nhân bản, mang tính thời sự, xã hội cao. Có điều lạ, nếu tách rời, nó chỉ là những câu khẩu ngữ thường nhật, chẳng có tí tẹo nào dính dáng đến thi ca, thơ phú cả. Ấy vậy, gộp tổng thể với nhau, nó lại là một bài thơ hay. Quả thật, tôi đã đọc khá nhiều thơ ca miền Nam, nhưng cái kiểu tưởng tượng phong phú và quái quỷ như Nguyễn Bắc Sơn, có lẽ hơi bị hiếm:

“Ta sẽ đóng vai kẻ hành khất
Gõ cửa những nhà giàu trong thị xã mỗi sáng mai
Ta mang theo một ống sáo đồng
Cùng quyển kinh Việt Nam
Ta xin tiền
Chia cho các người nghèo trong các ấp
Ta đánh thức
Lương tâm người giàu
Bằng tính lì lợm của ta

Ta sẽ đóng vai người thợ thiến
Chuyên môn đi thiến vòi
Những thằng điên
Những chính trị gia
Những kẻ say mê giết người vì lý thuyết”

Nếu từ ngữ trong thơ về chiến tranh, về xã hội sần sùi bao nhiêu, thì thơ tình Nguyễn Bắc Sơn đẹp, mượt mà bấy nhiêu. VàNhị Hồng là một bài thơ tình như vậy. Đọc nó, ngoài cái đẹp đến trong veo, còn cho tôi một cảm giác, dường như thi sĩ đang nối lại mạch thơ Tiền chiến vậy: 

“Lòng vui sướng như một chiều nắng tốt
Cầm tay em chầm chậm bước qua sông
Tà áo em buồm trắng đã căng phồng
Những tình ý một đời chưa nói hết”

Có một đặc điểm thú vị, thơ Nguyễn Bắc Sơn thường không liền mạch. Do vậy, cũng như thơ thất ngôn của Đinh Hùng, mỗi bài thơ của Nguyễn Bắc Sơn có thể tách ra thành nhiều đoạn. Mỗi đoạn có thể là một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh. Mai Sau Dù Có Bao Giờ là bài thơ điển hình cho thi pháp này của ông. Thật vậy, đọc bài thơ này, không chỉ thấy được mâu thuẫn trong tình cảm đôi lứa, tình yêu quê hương, mà ta còn thấy hơi ấm của tình bạn. Đoạn trích dưới đây, hoàn toàn có thể là bài thơ tứ tuyệt hay sẽ chứng minh cho điều đó:

"Đôi lúc nghĩ trời sinh một mình ta là đủ
Vì đám đông quấy bẩn nước hồ đời
Nhưng nghĩ lại trời sinh thêm bè bạn
Để choàng vai ấm áp cuộc rong chơi."

Có thể nói, nhìn tổng thể, Chiến Tranh Việt Nam và Tôi là tập thơ hay, nhưng trong đó, không phải không có những câu thơ, bài thơ dở. Và cái dở này thuộc về những câu thơ nói. Đành rằng, trong thơ phải có nói. Nhưng những khẩu ngữ ấy, dứt khoát phải ngắn gọn, súc tích. Thành thật mà nói, có những câu thơ, ta có thể cắt bỏ đến hai từ thừa. Đây có lẽ, là yếu điểm chung của dạng thơ khẩu ngữ, cũng như ở thi tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi.

Sự thật đã giải thoát mâu thuẫn và linh hồn.

Sau biến cố 1975 và với thi tập Ở đời như một nhà thơ Đông phương, dù có đớn đau, hay còn gọi là những bi hài kịch đi chăng nữa… nhưng Nguyễn Bắc Sơn đã cởi bỏ được cái mâu thuẫn nội tâm bấy lâu. Bởi, sự thật chế độ, xã hội đã đập vào mắt, cũng như con người và cuộc sống của ông. Nói dại, nếu Nguyễn Bắc Sơn sớm nhận ra sự thật, cởi bỏ được mâu thuẫn nội tâm, thì có lẽ, văn chương miền Nam không có thi tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi. Điều đó chẳng thiếu hụt, buồn tẻ cho văn học nước nhà lắm sao?

“Bố tôi ước mơ làm cho loài người sung sướng
Và thế là ông từ tuổi thanh xuân
Cùng bạn bè đi làm cách mạng
Ông làm cách mạng chừng nào
Thì loài người càng thêm sặc máu
Tôi ước mơ cõi đời tốt đẹp
Và thế là tôi làm thơ ca tụng loài người
Tôi càng ca tụng chừng nào
Thì loài người càng xấu xa chừng nấy
Bi kịch của bố con tôi
Là bi kịch của hai thằng tây đen
Cùng đi kiếm con mèo đen
Trong đêm đen mù mịt” (Chuyện Hai Bố Con Tôi)

Dường như, thoát ra khỏi mâu thuẫn, Nguyễn Bắc Sơn đến gần Phật pháp và giáo lý hơn. Cái thực hư, được mất vô thường ấy làm cho tâm hồn thi sĩ trong trẻo hơn chăng: “Dường như đứa trẻ nghìn năm trước / Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta / Khi về râu tóc còn nguyên vẹn / Một ngày loáng thoáng một ngày qua” (Một Ngày Nhàn Rỗi). Từ đó thơ Nguyễn Bắc Sơn mang đậm tính triết lý cuộc sống và tình yêu hơn:

“Ta đọc ba ngàn quyển sách
Xong rồi chẳng nhớ điều chi
Ta chỉ nhìn em một cái
Sao mà nhớ đến mê si”

(Giai nhân và sách vở)

Càng lớn tuổi, thơ Nguyễn Bắc Sơn dường như trở nên nhẹ nhàng và lãng mạn. Chiêm Bao Về Đà Lạt là một bài thơ hay, tôi thích nhất trong giai đoạn sáng tác này của ông. Sự đồng cảm ấy, bởi có lẽ, những năm đầu tuổi trẻ, tôi cũng đã từng sống ở đó chăng? Xa Đà Lạt, xa giàn su xanh thuở ấy, chẳng phải mười năm, mà đến tận giờ này vẫn còn lạnh buốt con tim vậy. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích của bài thơ tự sự, với cái lối so sánh ẩn dụ này:

“Kỳ lạ nhỉ! Giờ đây ta bỏ xứ
theo trái phong du, níu gió lên trời
xin bái biệt cổ thành với nhà ga không thiết bị
khói của chòi rơm, bãi cát trăng soi

Ừ Đà Lạt ngoài khung cửa kính
giàn su xanh thuở ấm má em hồng
và ta, kẻ mười năm không áo lạnh
biết đời mình đủ ấm hay không?”

Cho đến những năm tháng cuối đời, Nguyễn Bắc Sơn luôn luôn đứng về phía lẽ phải, những người dân cùng khổ. Đọc những bài thơ có tính thời sự xã hội của ông trong thời gian này, từ ngữ nhẹ nhàng, ẩn vào tâm linh, phật pháp, khác hẳn với lời thơ gân guốc, thẳng băng viết trước 1975. Tuy vậy, nó có sức nặng, sức lan tỏa không hề nhỏ. Thật vậy, với tôi Người Hoa Khôi Áo Rách là một trong những bài thơ thời sự xã hội hay nhất kể từ năm 1975 đến nay. Tôi đã tìm kiếm, nhưng vẫn không rõ, bài thơ này được Nguyễn Bắc Sơn viết bao giờ, và trong hoàn cảnh nào? Thoạt tưởng, đây là bài thơ tình, nhưng không phải vậy. Và cái sự cảm thông của nhà thơ: “tiếc câu thơ anh không đủ làm cho đời em ấm cúng” làm cho tôi liên tưởng đến thân phận của người thiếu phụ, thân cò lặn lội, kiếm tiền nuôi chồng nơi lao tù, trong một cái xã hội đầy nhiễu nhương, bỉ ổi: 

“…anh có nghe chuyện đời em lận đận
những chuyến đi buôn những chuyến xe đò
tiếng nói sau lưng lời chua chát nhỏ to
dòng lệ em khô nhưng vẫn là dòng lệ mặn
đã qua chưa ôi cái thời đăng đẳng
đứng bên kia sông cũng ngó thấy điêu tàn
băng giá chuyển mình băng giá mau tan
tiếc câu thơ anh không đủ làm cho đời em ấm cúng
tiếc loài người bày ra xích xiềng huyển mộng
đến nỗi quên mình là hạt giống vô biên
câu chuyện tình như ngọn gió miên miên
thổi ấm Kinh Thi thổi lạnh hồn Kinh Dịch”

Sau 1975, tuy đã cởi bỏ được mâu thuẫn, nhưng bút lực Nguyễn Bắc Sơn không còn được như trước. Thi tập Ở đời như một nhà thơ Đông phương, và những tác phẩm được viết sau đó, tuy có một số bài hay như: Mùa Thu Đi Ngang Qua Cây Phong Du, Thơ Tình Tháng Chạp, hoặc Chiêm Bao Về Đà Lạt…còn lại dường như chìm vào dòng thơ ba phải nơi quê nhà. Chứ người đọc không tìm thấy vây vỉa, góc cạnh nào như tập thơ Chiến Tranh Việt Nam và Tôi.

Tôi thuộc thế hệ sau Nguyễn Bắc Sơn khá xa, chưa một lần tiếp xúc, gặp gỡ, và chỉ đọc thơ ông qua tài liệu của Thư Quán Bản Thảo gửi tặng trước đây đúng một tuần. Tự nhiên cảm hứng, tôi viết ngay, và vào những lúc rảnh, nơi làm việc. Có lẽ, thời gian qúa ngắn để đủ độ chín viết chân dung một nhà văn. Vì vậy, những suy nghĩ trên của tôi có thể không đúng. Nhưng dù sao đó cũng là một cách tiếp cận nhằm sáng tỏ chân dung một thi nhân.

Và tôi xin mượn hai câu trong bài Thơ Tình Tháng Chạp, để kết thúc bài viết. Có lẽ, hai câu thơ này, vận đúng vào thi tập Chiến Tranh Việt Nam và Tôi và con người Nguyễn Bắc Sơn chăng:

“Tất cả sẽ qua đi điều gì còn ở lại
Một đoá hoa Quỳnh trong cõi trăm năm”

Leipzig ngày 30-10-2017

“Hội cờ đỏ”, nước cờ nham hiểm của đảng cộng sản

Hải Âu (Danlambao) - Dưới chế độ cai trị độc tài của đảng cộng sản, không một nhóm, hội hay tổ chức xã hội dân sự độc lập nào được phép công khai thành lập và hoạt động. Mặc dù hầu hết các nhóm, hội, tổ chức xã hội dân sự đều đặt mục tiêu xây dựng một xã hội, một đất nước nhân quyền và phát triển. Những mục tiêu, lý tưởng cao cả ấy được cổ suý bằng tinh thần yêu nước và hoạt động trong phương châm bất bạo động. Nhưng điều đó lại khai sáng tri thức cho người dân cũng như phơi bày sự tàn độc của một chế độ thối nát. Vì thế đảng cộng sản luôn xem tất cả các tổ chức, nhóm, hội có tiếng nói bất đồng chính kiến với tư tưởng cộng sản là những tổ chức phản động. Từ đó cộng sản luôn ra sức trấn áp nhằm triệt hạ các nhóm, hội, tổ chức này bằng những thủ đoạn đê tiện.

Thế nhưng “hội cờ đỏ”, một liên minh khủng bố mới vừa công khai ra mắt trong sự bảo kê của những kẻ cầm quyền cộng sản. Đây là một tổ chức qui tụ thành phần nam, nữ, già, trẻ có tư duy cuồng đảng, cuồng Hồ. Chúng tự đặt cho mình trách nhiệm “bảo vệ tổ quốc” bằng những đợt bạo loạn, tấn công khủng bố những nhà hoạt động dân chủ, những vị chức sắc và giáo dân Công Giáo.

Kể từ tháng 4/2017, hội cờ đỏ đã nhiều lần khủng bố tinh thần các linh mục và bà con giáo dân tại nhiều giáo xứ thuộc giáo phận Vinh. Chúng tấn công giáo xứ Văn Thai, giáo xứ Đông Kiều, giáo xứ Song Ngọc. Chúng hung hãn đánh đập nhiều giáo dân gây thương tích nặng và đập phá tài sản cùng nhiều ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ của người Công Giáo. Những việc làm của chúng đều được người dân ghi lại hình ảnh bằng camera an ninh. Thế nhưng trước những dữ liệu được người dân cung cấp cho phía côn an nhưng thành viên hội cờ đỏ không hề mất một sợi tóc trên đầu. Bởi lẽ chúng được sự bảo kê ngầm của nhà cầm quyền cộng sản.

Sau những chiến tích lẫy lực trên, công cuộc “bảo vệ an ninh tổ quốc” bằng bạo lực và sự tàn độc của những tên cuồng đảng cuồng Hồ đã nhận được sự “khích lệ” âm thầm của những kẻ cầm quyền trong đảng. Vì thế ngày 29/10/2017, “hội cờ đỏ” đã chính thức ra mắt với hơn 700 thành viên tại buổi giao lưu được tổ chức tại xóm 8 xã Sơn Hải, cách nhà thờ giáo họ Văn Thai khoảng 30 mét. Đây được xem là buổi phô trương thanh thế của một tổ chức ô hợp nhằm thách thức và khủng bố linh mục, giáo dân giáo họ Văn Thai nói riêng và giáo xứ Song Ngọc nói chung.

Hội cờ đỏ nổi lên sau vụ việc Phan Sơn Hùng cùng đồng bọn hành hung mấy người phụ nữ tại quận 2 thành Hồ. Tiếp đến là sự kiện một nhóm cờ đỏ hung hãn mang theo súng và hung khí xâm nhập nhà thờ Thọ Hoà, Đồng Nai để gây hấn với linh mục quản xứ tại đây. Nhưng điểm nóng mà chúng muốn “xử lý” chính là các giáo xứ thuộc giáo phận Vinh. Nơi đây bà con giáo dân đang vật lộn với thảm họa môi trường biển do Formosa và đảng cộng sản gây ra tại 4 tỉnh miền Trung.

Rất có thể sắp tới đây, giáo dân và các vị chức sắc Công Giáo tại giáo phận Vinh sẽ gặp nhiều bất trắc trước sự hung tàn của đám người ô hợp trong cái gọi là hội cờ đỏ. Máu có thể rơi, mạng có thể mất nhưng niềm tin vào Công Lý và Sự Thật của linh mục, giáo dân nơi đây sẽ chẳng bao giờ suy tàn. Đó chính là sức mạnh, là vũ khí để chống lại bạo tàn của cộng sản và để Hoà Bình ngự trị trên quê hương Việt nam.

Không cần nói thì ai cũng biết kẻ chủ mưu đứng sau liên minh “hội cờ đỏ” chính là đảng cộng sản. Nhưng vì sao một thể chế cộng sản với khí giới và quyền lực trong tay lại sử dụng những tên ô hợp như Trần Nhật Quang, Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Quỳnh Hoan, Phan Sơn Hùng…Câu trả lời thật ra rất đơn giản khi tính “chính danh” của cộng sản không cho phép sử dụng bạo lực trấn áp những người giáo dân hiền lành. Lại càng không thể dùng bạo lực một cách chính qui để trấn áp những nhà hoạt động xã hội bất bạo động. Vì thế việc sử dụng thành phần ô hợp trong “hội cờ đỏ” là một chính sách ném đá giấu tay của cộng sản với mục đích khủng bố những tiếng nói bất đồng.

Điểm nữa là vấn nạn tham nhũng và những cuộc chiến quyền lực trong đảng cộng sản đang gây ra sự khủng hoảng ngân sách trầm trọng. Vì vậy việc sử dụng những kẻ ngu muội trong “hội cờ đỏ” sẽ giúp cộng sản giảm chi phí đáng kể so với lực lượng chính qui. Cộng sản chỉ cần ban phát cho chúng chút danh tiếng cùng vài khoản chi phí cho việc tụ tập là có thể khiến chúng lên đồng đánh đập, hủy hoại tài sản của giáo dân, giáo xứ mà chúng xem là thành phần “phản động”.

Khi cộng sản sử dụng “hội cờ đỏ” khủng bố, tấn công trấn áp các vị linh mục và giáo dân công giáo, điều đó đồng nghĩa với việc bàn tay của những kẻ cầm quyền sẽ không vấy máu nhân dân. Cộng sản phủi tay bằng cách dùng dân đánh dân càng minh chứng cho sự thâm độc, tàn ác của những kẻ cầm quyền. Tuy nhiên âm mưu nham hiểm của đảng cộng sản sớm muộn sẽ vấp phải những tác hại cực kỳ nghiêm trọng. Một con dao hai lưỡi có thể gây tổn thương cho chính đảng cộng sản và “hội cờ đỏ”.

Những tên tham gia “hội cờ đỏ” chắc chắn là những kẻ “đáng thương” nhất trong một xã hội bị cộng sản tuyên truyền bằng sự gian dối. Một ngày nào đó, chính cộng sản sẽ triệt hạ chúng vì đối với cộng sản, ngoài đảng mafia đỏ thì không thể có một tổ chức nào được phép tồn tại. Dù cho tổ chức đó được tạo ra từ những thủ đoạn nham hiểm của cộng sản. Và một ngày nào đó khi cộng sản sụp đổ thì người dân sẽ truy tìm những tên trong “hội cờ đỏ” khát máu cuồng cộng, cuồng hồ để thanh toán. Bài học “hồng vệ binh” từ người bạn vàng Trung cộng vẫn còn đó để những kẻ trong “hội cờ đỏ” rút ra cái nhìn đúng đắn trước khi quá muộn.

31/10/2017

Thay đổi cách gọi VNCH: Một thủ đoạn lừa gạt của đảng CSVN

Trần Nhật Kim (Danlambao) - Ngày 18-8-2017, Viện Sử Học Việt Nam giới thiệu bộ sách “Lịch Sử Việt Nam” tái bản lần thứ nhất, gồm 15 tập trải dài gần 10,000 trang, do 30 Tiến sĩ, Thạc sĩ và nghiên cứu viên biên soạn trong 9 năm. Để biết về sự trung thực của công trình biên soạn bộ sách, chúng ta tìm hiểu về cơ cấu của tổ chức này.

Viện Sử Học được thành lập năm 1953 tính từ khi ra đời của tổ chức tiền thân là Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học trực thuộc Trung ương Đảng do Trường Chinh ký ngày 2-12-1953 (Số 34 QĐ/TW). Năm 1954, được đổi tên thành Ban Nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý, gọi tắt là “Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa”. Hiện nay Viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Viện Sử Học: có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản về khoa học lịch sử; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững định hướng Xã Hội Chủ nghĩa…

Vì được hoạch định theo chủ trương “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, nên cả về nội dung lẫn hình thức đã không theo quan niệm về sử học thông thường, mà lịch sử vốn là bộ môn khoa học nghiên cứu trung thực về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người và xã hội.

Bộ Sử thiếu trung thực: 

Trong danh sách lãnh đạo của Viện Sử học qua các thời kỳ, khởi đầu là GS. VS Trần Huy Liệu (1), nhiệm kỳ 1960 – 1969,… rồi đến người hàng thứ 6 là PGS. TS Trần Đức Cường, 2001 – 2005 và người đứng hàng thứ 8 là PGS.TS Đinh Quang Hải, kiêm phó Tổng Biên tập (7/2014 đến nay). Ở địa vị quan trọng này, quý vị lãnh đạo của Viện hẳn phải là những đảng viên tuyệt đối trung thành và thi hành theo đường lối do đảng đề ra. Dưới chế độ CS, tất cả mọi ban ngành đều phải phục vụ đảng, phục vụ chế độ, tính đảng phải cao hơn chuyên môn, nên các sử gia biên soạn bộ sách không thể qua mặt đảng mà thay đổi những giữ kiện lịch sử đã được chỉ đạo. Vì vậy, không thể chệch hướng, nên càng không có chuyện “Trung thực hay Đổi mới Tư duy”.

Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” xuất hiện từ năm 2015, mặc dầu đoạt giải thưởng sách hay, nhưng vẫn không lôi kéo được người đọc, vì người dân trong nước vốn hiểu rõ bản chất của đảng CS, nói một đằng, làm một nẻo, nói vậy mà không phải vậy. 

Tháng 8-2017, bộ sách “Lịch sử Việt Nam” được tái bản lần thứ nhất đã gây nhiều tiếng vang vì chủ đề liên quan đến danh xưng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở một vài chỗ trong tập 12. Sự thay đổi cách gọi VNCH là “Ngụy quân, Ngụy quyền” như trước đây thành “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn”, khiến một số người Việt trong nước cho rằng đã có sự chuyển biến trong giới lãnh đạo Hà Nội, vì người dân đang chờ đợi một đời sống tự do thật sự. Có người còn đi xa hơn khi nêu ra vấn đề về “Hòa hợp Hòa giải”. Nhưng thực ra, nhóm biên soạn bộ sách “Lịch sử Việt Nam” không chính thức nêu đích danh “Chính quyền VNCH” mà chỉ dùng nhóm từ “Chính quyền Sài Gòn…” Về điểm này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường đã nói rõ khi trả lời báo Tuổi Trẻ:

“Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc Gia Việt Nam. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm Quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống… Trước đây khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.” 

Chỉ mới thay đổi cách gọi, nhưng để lộ thiên kiến và dụng ý của sự thay đổi này qua lời phát biểu của TS. Trần Đức Cường:

“Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt nam lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.”

“Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn nữa là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó là thứ quân đội đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có cách đánh giá nào khác…”

Chúng ta hãy điểm lại nhận định “Đánh Thuê” về cả hai phía VNDCCH và VNCH:

Khi TS. Trần Đức Cường tái xác định “quân đội Sài Gòn là thứ quân đội đi đánh thuê”, hẳn ông đã quên lời phát biểu của Tổng Bí thư Lê Duẩn về thành tích và mục tiêu của “quân đội Nhân dân” miền Bắc:

- “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”

Với câu nói để đời này của Tổng Bí thư Lê Duẩn, các vị trí thức sử gia Hà Nội, nhất là TS. Trần Đức Cường cần phải “phong tặng danh vị” nào thật xứng đáng cho “Quân đội Nhân dân” miền Bắc, để phù hợp với ý nghĩa câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn trên đây. 

Về nhận định Quân đội Sài Gòn là “thứ Quân đội đi đánh thuê”, hãy so sánh “Mục tiêu và Trách nhiệm” của quân đội hai bên: 

- Về phía Quân đội Nhân dân, trong Hiến Pháp 1992 và 2013 đã quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước để bảo vệ chế độ XHCN”. Nhưng những văn bản chính thức tại Việt Nam gần đây thường viết rằng: Quân đội cần phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân”. Cũng chiều hướng trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Công an phải là lực lượng tuyệt đối trung thành với đảng…” 

Chúng ta không thấy hình bóng hai chữ “Tổ Quốc” trong tâm tư của tập đoàn lãnh đạo CS Hà Nội, vì tổ quốc của họ là Đế quốc Cộng sản. Chúng ta cũng không tìm thấy “Hiếu với dân” ở đâu, vì hàng ngày chính quyền Hà Nội đang đàn áp, tù đầy, đánh đập những người dân yêu nước. 

- Về phía Quân lực VNCH, đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của CS miền Bắc, nhiệm vụ được xác định với: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách nhiệm. Một khẩu hiệu không chỉ riêng cho Quân, Cán Chính VNCH, mà mọi công dân đã thuộc nằm lòng, phải có bổn phận và trách nhiệm đối với Đất nước và Dân tộc, vì Tổ Quốc trên hết. 

Vì bị hạn chế trong vấn đề “Phe ta” hoàn toàn chiến thắng trong các trận đánh chiếm miền Nam, “phe địch” luôn luôn thua, chẳng hạn như trận đánh Tết Mậu Thân (1968), mà chính quyền Hà Nội thổi phồng là “Tổng công kích và Tổng nổi dậy”, đã gây ra thương vong không cần thiết cho tuổi trẻ miền Bắc.

Trận chiến xảy ra vào ngày mồng 1 Tết Mậu Thân, bắt đầu vào ngày 30-1-1968, khiến quân dân miền Nam mất cảnh giác vì vào dịp hưu chiến để người dân hai miền Nam-Bắc vui Xuân. Đến cuối tháng 3-1968, số tổn thất gây cho quân đội miền Bắc khá nặng nề, nâng số tử thương lên 32.000, bị bắt 5.800. Về phía quân đội VNCH có 4.954 người chết và 3.895 quân nhân Hoa Kỳ tử thương.

Về phía nạn nhân miền Nam tại Huế do hành động sát hại của quân đội miền Bắc trong 26 ngày được ghi nhận qua 22 ngôi mộ chôn tập thể được phát hiện xung quanh thành phố Huế, trong đó có 2.326 sọ người. Sau Tết, số gia đình kê khai số người chết và mất tích lên tới hơn 4.000 người. Ngoại trừ số người ghi nhận mất tích khoảng năm 1.946 người, nơi các mồ chôn tập thể, số nạn nhân bị hành quyết dưới nhiều hình thức như trong tư thế bị trói, bị tra tấn và bị chôn sống được ghi nhận qua các đợt tìm kiếm phát hiện: 

- “1.173 người chết tìm thấy trong đợt đầu năm 1968. 809 tử thi tìm thấy trong đợt 2 khoảng tháng 3-7 năm 1969. 428 tử thi trong đợt 3 tại khu Đá Mài vào tháng 9-1969, 300 tử thi tìm thấy trong đợt 4 vào tháng 11-1969. 100 tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969”. Chưa kể tới tình trạng thương tật của người dân.

Viện trợ cho VNDCCH:

Cũng trong chiều hướng tuyên truyền cho đảng CS, với tiểu đề “Xây dựng chính quyền lệ thuộc Mỹ” tại trang 166-167 của tập 12, các soạn giả đưa ra nhận định: 

“…Chủ trương của Mỹ trong giai đoạn này là tăng cường số “cố vấn” và viện trợ Mỹ, xây dựng và củng cố chế độ Ngô Đình Diệm, lấy đó làm chỗ dựa chủ yếu áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, ra sức nâng đỡ ngụy quân, ngụy quyền, dùng các lực lượng này đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam…”

Đến đây, người đọc có cảm tưởng các sử gia đưa ra tài liệu trong văn khố của đảng, đã được phân định giữa “phe ta” và “phe địch”, nên không đả động tới sự áp đặt, viện trợ quân sự của Nga-Tầu và các nước XHCN cho miền Bắc. Chắc các sử gia bỏ qua những điều dưới đây có ghi trong lịch sử đảng về cuộc chiến tàn khốc do quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam sau năm 1954, một cuộc chiến xảy ra trong lãnh thổ VNCH mà quân dân miền Nam chỉ là tự vệ. 

Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước”, “Thống nhất đất nước, Giải phóng dân tộc” chỉ là một chiêu bài để thúc đẩy, khích động lòng yêu nước mù quáng, bị mê hoặc bởi lời tuyên truyền. Cũng trong thời gian này, theo ông Hoàng Văn Hoan, là người tham gia cách mạng từ năm 1929-1930, ghi lại trong tác phẩm “Giọt nước trong biển cả” viết tại Bắc Kinh vào tháng 2-1986 (xuất bản tháng 7-1986), sau khi đào thoát khỏi cuộc đuổi giết của đảng CSVN, đã ghi lại nguồn viện trợ của các nước XHCN cho miền Bắc, trong cuộc đánh chiếm miền Nam như dưới đây:

“theo báo Hong Kong (Reuter), Trung cộng đã đưa vào miền Bắc 320.000 lính TC và viện trợ 20 tỷ Mỹ kim để trang bị cho bộ đội chính quy Bắc Việt về quân trang và quân dụng. Liên Xô cũng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam 11,5 tỷ Mỹ kim và các võ khí nặng. Triều Tiên (Bắc Hàn) dưới thời lãnh tụ Kim II Sung cũng gửi quân tham chiến tại Việt Nam, trong đó có phi công và 2.000.000 bộ quân phục.

Từ năm 1950-1954, TQ là nước duy nhất viện trợ quân sự cho Việt Nam toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Trong thời gian “chống Mỹ”, TQ đã cung cấp phần lớn vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng gồm cả thuốc men, y cụ, đại bác, xe tăng, thiết giáp, cao xạ, tên lửa, máy bay, tầu chiến, dụng cụ thay thế và xăng dầu… đủ trang bị cho hơn 2.000.000 bộ đội Việt Nam và thường xuyên cung cấp đủ số đạn dược và trang bị cần thiết cho việc tác chiến liên tục trên chiến trường. 

Riêng từ năm 1965-1975, TQ đã viện trợ hơn 5 triêu tấn lương thực, hơn 300 triệu mét vải, hơn 30.000 chiếc ô tô, hơn 600 tầu thủy đủ các loại, hơn 500 đầu máy và 4 ngàn toa xe lửa, gần 2 triệu tấn xăng và các thứ hàng dệt bách hóa…” 

Nếu bảo Mỹ áp đặt chế độ “thực dân mới” tại miền Nam sau ngày chia đôi đất nước năm 1954 lại càng sai lầm. Nước Mỹ không chiếm đất của bất cứ quốc gia nào mà chỉ giúp các quốc gia đó phát triển, thoát khỏi đời sống chậm tiến nghèo đói và hiểm họa cộng sản. Nhìn vào Việt Nam bây giờ, nhiều địa danh tại miền Bắc như hang Pắc Bó, nơi ông Hồ cắm ngọn cờ đỏ sao vàng, dập theo mẫu cờ của tỉnh Phúc Kiến, đến thác Bản Giốc, đều phải xin giấy Thông hành của Trung cộng. Người dân lành đã bị nhà nước Hà Nội đàn áp, đánh đập khi biểu tình chống sự xâm lăng của Trung quốc. Là người mang danh trí thức hẳn các sử gia phải cảm thấy tủi hổ, đã đánh mất lương tri khi hành động theo đảng CS phản bội dân tộc.

Trước hành động đàn áp, bắt bớ, tù đầy người dân yêu nước của CSVN, Tướng Trần Độ đã so sánh giữa hai chế độ tù đầy của Thực Dân Pháp và XHCNVN, ông tuyên bố: “Nếu phải vào tù, xin cho vào nhà tù của chế độ Thực Dân”.

Sự bất nhân trong “Cải cách ruộng đất”:

Về Cải cách ruộng đất trong Chương I tập 12, với đề mục “Miền Bắc trong thời kỳ khôi phục” có ghi ngắn gọn con số sai biệt về nông dân bị quy vào diện “cường hào ác bá” tại các địa phương trong thời “Cải cách ruộng đất”:

“…Về địa chủ “cường hào gian ác”, trong số 2.033 xã có báo cáo kể trên đã quy lên tới 14.908 người. Sau sửa sai còn 3.932 người… Về “địa chủ kháng chiến”, trong cải cách ruộng đất chỉ công nhận có 461 người. Sau sửa sai đưa lên tới 2.696 người…”

Các con số nêu trên không thấy nói tới số phận 172.008 người dân lành tại miền Bắc bị hành quyết vào thời Cải cách ruộng đất. Trong số nạn nhân đó phải kể tới trường hợp tiêu biểu nhất là bà Nguyễn Thị Năm, người có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Bà Nguyễn Thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, chủ một tiệm buôn lớn ở Hải phòng, đã giúp đỡ, che giấu nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng…

Trước “Cách mạng tháng 8”, nghe lời khuyến cáo của Việt Minh gia đình bà di chuyển lên Thái nguyên và mua đồn điền tại đây, đã ủng hộ cho Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương với 700 lạng vàng). Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bà cũng đóng góp 100 lạng vàng và thóc gạo, vải vóc, nhà cửa… trong “Tuần lễ vàng”. Bà Năm còn là Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc trong 3 năm liền. Nhiều cán bộ và bộ đội được bà che dấu, tá túc tại khu đồn điền của bà. 

Khi cuộc Cải cách ruộng đất thực hiện vào năm 1953, những hành động của bà Nguyễn Thị Năm bị cố vấn của Trung quốc cho là “giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.” Theo hồi ký của Hoàng Tùng, thấy cố vấn Trung quốc bảo phải xử tử bà Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách ruộng đất, phụ trách cải cách ở Thái nguyên có báo cáo với Hồ Chí Minh về ý kiến của cố vấn Trung quốc. Ông Hồ hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo, để can thiệp. Nhưng ông Hồ đã không thực hiện lời hứa. Hành động này đã chứng tỏ tư cách bất nhân của ông Hồ đối với người ban ơn. 

Bà Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên được đưa ra đấu tố vào ngày 22-5-1953 và được Việt Minh trả ơn bằng “phát súng ân tình” tại Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên ngày 20-7-1953. Báo chí coi đây là phát súng khởi đầu cho cuộc vận động Cải cách ruộng đất “long trời lở đất”. 

Bà Năm có hai con trai là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát hoạt động từ ngày đầu cách mạng năm 1944. Nguyễn Cát còn là Trung đoàn trưởng sư đoàn 308. Cả hai đã bị đi cải tạo trong nhiều năm.

Ngày 21-7-1953, một ngày sau khi bà Năm bị tử hình, báo Nhân Dân đăng bài “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B., một bút hiệu của Hồ Chí Minh. Nội dung bài báo có nghi những lời bịa đặt: 

"Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã giết chết 14 nông dân. Làm chết 32 gia đình gồm 200 người. Năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết không còn một người. Chúng đã hãm chết 30 nông dân… Năm 1944-1945, chúng đưa 20 trẻ mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng sau 15 em đã bỏ mạng…

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát Hanh Long đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào... Sau Cách mạng tháng 8, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. 

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát Hanh Long không thể chối cãi, đã thú nhận tất cả tội ác hại nước hại dân. Thật là: viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”

Tác giả bài báo được ghi rõ là: C.B. (Nguồn: Wikipedia)

Trên thực tế, theo thống kê chính thức đăng trong cuốn Lịch sử Kinh tế Việt Nam ghi nhận, số nạn nhân bị thảm sát trong Cải cách ruộng đất lên tới 172.008 người, chia ra như sau:

- Địa chủ cường ào gian ác: 26.453 người (trong đó 20.493 người bị oan)

- Địa chủ thường: 82.777 người (trong đó có 51.480 người bị oan)

- Địa chủ kháng chiến: 586 người (trong đó có 290 người bị oan)

Như vậy, trong số nạn nhân bị hành quyết có 123.493 người bị oan. Ngoài số thân nhân liên hệ với nạn nhân tính gộp cũng lên tới 500.000. Họ bị khủng bố tinh thần, bị bạc đãi, sống vất vưởng ngoài lề xã hội. Như trường hợp bố mẹ vợ của nhà thơ Hữu Loan (tác giả nhạc phẩm “Mầu tím hoa sim” bị thảm sát một cách tàn nhẫn, tịch biên gia sản, con gái của ông bà bị địa phương sua đuổi, không nơi nương tựa, sống lây lất như một người ăn mày. Ông kể lại, bố mẹ vợ ông là một điền chủ đã từng ủng hộ nhiều thứ cho Việt Minh, cho người gánh gạo tới giúp các đơn vị bộ đội ốm yếu vì thiếu ăn. Vào ngày thi hành án tử hình, bố mẹ vợ ông bị chôn sống, chỉ còn cái đầu trên mặt đất. Đội cải cách đã cho trâu kéo chiếc bừa đi qua lại chỗ chôn bố mẹ vợ ông. Ông đã lấy cô gái này làm vợ sau khi bỏ đảng CS.

Về sai lầm trong cải cách ruộng đất có ghi ngắn gọn trong bộ sách Lịch sử Việt Nam: 

“Những sai lầm trong cải cách ruộng đất rất nghiêm trọng. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm rõ sai lầm ngay trước kỳ họp Quốc Hội lần thứ 4 ngày 4-1-1957. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nêu rõ: “Công tác cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã phạm nhiều khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng…”

Trên thực tế, sau thời gian các đội, các đoàn CCRĐ giết hại quá nhiều người dân vô tội với tỷ lệ 5% dân số mỗi xã (2), đã gieo kinh hoàng cho người dân nông thôn miền Bắc, sự bất mãn ngày càng gia tăng trong dân chúng khiến đảng phải nhận sai lầm. Tháng 2-1956, Hội nghị TƯ đảng lần thứ 9 đã tuyên bố sai lầm trong CCRĐ. Tháng 3-1956, Quốc hội họp lần thứ 4, tường trình báo cáo sai lầm và biện pháp sửa sai. Ngày 18-8-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm.

Tháng 9-1956, sau Hội nghị lần thứ 10, ông Trường Chinh mất chức Tổng Bí thư, ông Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, ông Lê Văn Lương mất chức Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, ông Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng. Ông Hồ kiêm nhiệm Tổng Bí thư.

Ngày 29-10-1956, tại nhà hát nhân dân Hà Nội, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương đảng chính thức công nhận những sai lầm trong chính sách CCRĐ. Sự việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận lãnh sai lầm việc thực thi chính sách CCRĐ, mặc dù ông đứng ngoài chiến dịch này, đã chứng tỏ Hồ Chí Minh thiếu đạo đức và tư cách lãnh đạo của người cầm đầu đảng CSVN. Đúng ra, ông Hồ là người phải chịu trách nhiệm vì đã ký ban hành chính sách thất nhân tâm này. Ông Hồ đã để rơi giọt nước mắt xót thương những nạn nhân của CCRĐ. Nhưng đó chỉ là một hành động đạo đức giả sau khi đã đạt được thành quả mà các cố vấn Trung quốc mong muốn. Đến đây, chúng ta cũng không quên nhắc lại chuyện Trường Chinh đấu tố chính mẹ đẻ với câu nói để đời: “Bà ấy là mẹ tôi, nhưng nó là địa chủ” đã được ghi lại trong nhiều bài viết. 

“Một cơn gió bụi” vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CS:

Cũng vào thời điểm xuất hiện bộ “Lịch sử Việt Nam” một số sách viết về lịch sử VN bị thu hồi, trong đó có quyển hồi ký “Một cơn gió bụi” của ông Trần Trọng Kim. Học giả trong nước đã nhận định về ông Trần Trọng Kim là một sử gia uyên bác, có nhiều công trình giá trị. “Một cơn gió bụi” là tác phẩm ghi lại trung thực những chứng cứ lịch sử vào thập niên 40 của thế kỷ trước, đã phơi bầy mục đích cũng như hành động tàn bạo của Hồ Chí Minh và đảng CSVN từ ngày đầu thành lập nước VNDCCH. Chúng ta điểm qua các trích đoạn trong Chương 7 của cuốn hồi ký này:

- “…Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội…

“Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản…

“Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ hãi mà theo mình là được…

“Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được thì giết phá, đánh không được thì đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá…”

Lý do khiến học sinh chán học môn sử:

Sau hơn nửa thế kỷ ép buộc học sinh miệt mài với Chủ nghĩa Mác - Lenin bách chiến bách thắng, mặc dù chủ thuyết này đã lỗi thời và bị dẹp bỏ tại các nước theo chủ thuyết CS. Hay học tập “Tư tưởng và Đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưng ông Hồ đã tuyên bố “Ông không có tư tưởng nào cả, mọi tư tưởng là của Mao Trạch Đông”. Hơn nữa, hành động của ông HỒ đã thể hiện sự tệ hại về đời sống không đạo đức.

Các vị Sử gia nghĩ gì về môn Lịch sử Việt Nam ngày càng xuống dốc thảm hại như hiện nay. Có phải vì chính sách của nhà nước đặt nặng vào tuyên truyền vọng ngoại, nên không còn hấp dẫn học sinh?

Từ Công Hàm Ngoại giao do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu ân Lai năm 1958 về lãnh hải, trong khi các hải đảo thuộc chủ quyền VNCH, đến sách địa lý lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1974, đã là phần tài liệu của Trung cộng chuyển tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon ngày 9-6-2014, để xác nhận chủ quyền tại Biển Đông.

Một thí dụ điển hình, chiều ngày 2-6-2014, chỉ có 2 thí sinh thi môn Sử tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Sáng ngày 4-7-2015, tại điểm thi trường THPT Yên Thành 2, chỉ có 1 thí sinh duy nhất thi môn Sử với 66 cán bộ nhân viên phục vụ, gồm có 48 cán bộ coi thi, 12 nhân viên bảo vệ và 6 cán bộ phục vụ thi.

Chắc các sử gia không quên, vào ngày 21-3-2010, khi cả nước tổ chức rầm rộ lễ giỗ Hai Bà Trưng, đảng CS Hà Nội đã âm thầm cử một phái đoàn, với sự tham dự của Đoàn Nghệ Thuật Việt Nam, đóng vai Hai Bà Trưng và Thi Sách sang tế lễ Mã Viện nơi đền thờ Phục Ba Tướng quân tại Đông Hưng, Quảng Đông (Giáp ranh với cửa khẩu Móng Cái, Việt Nam). Hình ảnh phái đoàn Việt Nam sang tế Mã Viện từ năm 2008 được ‘Nhật báo Đông Hưng đăng tải ngày 17-2-2008) (Nguồn: Con dân đất Việt – 26-3-2010).

Lịch sử dân tộc ngày càng mai một là điều phải xảy ra khi chính quyền Hà Nội đặt trọng tâm vào tuyên truyền, xóa bỏ những bài học lịch sử anh hùng của tiền nhân từ hồi dựng nước, đã cùng dân tộc chống kẻ thù phương Bắc trong 1.000 năm đô hộ. Gương sáng của tiền nhân đã bị loại bỏ khỏi môn sử vì bị lệ thuộc vào Trung cộng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Khi TS Trần Đức Cường tuyên bố, “thay đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì…” Câu nói “vuốt đuôi” trên đây chỉ là sự “tôn trọng nửa vời”, khó làm người Việt tin tưởng.

Dụng ý khi thay đổi cách gọi VNCH:

Do những mâu thuẫn trong bộ sách “Lịch sử Việt Nam”, một câu hỏi đặt ra: tại sao sự thay đổi cách gọi “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn” lại xảy ra vào thời gian này? Có phải vì nhu cầu:

- Lợi dụng chủ quyền của VNCH về Hải đảo Hoàng sa, Trường sa vốn nằm trong lãnh thổ VNCH với sự nhìn nhận của quốc tế qua Hiệp Định Genève năm 1954. Điều này gặp nhiều trở ngại khi các Hiệp định sang nhượng đất biển đã được các đời Tổng Bí thư của đảng CSVN ký kết với đảng CS Trung quốc hay dưới danh nghĩa các công ty ngoại quốc đầu tư, bất kể tới an ninh quốc phòng cũng như phương tiện sống của người dân nghèo.

- Kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại đầu tư, đóng góp để bù lấp lỗ hổng kinh tế trong nước ngày một thiếu hụt, nợ công ngập đầu. Chính quyền Hà Nội không còn khả năng chi trả dù chỉ để trả phần tiền lời hàng năm. Trong khi lượng kiều hối từ 12 Tỷ/năm vào năm 2014 xuống dưới 5 Tỷ vào năm 2016 và lượng kiều hối ngày càng tuột dốc. Cho dù có cưỡng bách người dân đóng thuế, cũng không thể bù đắp lỗ hổng thiếu hụt vì nạn tham nhũng ngày một gia tăng.

- Hay gánh bớt tội “bán nước” cho đảng CSVN khi thời hạn bán nước giao kết giữa các lãnh tụ của hai đảng CS Việt-Tầu tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 đã gần kề. Chắc chắn người Việt trong và ngoài nước đã biết rõ mặt trái của chiêu bài giả hiệu này của đảng CSVN.

Kết luận:

Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” vừa tái bản đã để lại nhiều mâu thuẫn vì thiếu trung thực. Những dữ kiện lịch sử sai lạc nêu ra trong sách, chỉ thể hiện một bộ sách nặng về chính trị, đã không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về lịch sử dân tộc của người đọc, nhất là giới trẻ trong nước. Tệ hại hơn nữa, nhiều dữ kiện nêu ra trong sách hoàn toàn khác với thực tế đã được viết ra từ thế kỷ trước. Những sự kiện lịch sử được nêu ra thiếu nguồn gốc chứng minh. Điểm nổi bật nhất, trong 20 năm chiến tranh Nam-Bắc, như được chỉ đạo “phe ta” luôn luôn chiến thắng, “phe địch” phải thua, nên các soạn giả chỉ nói tới con số thương vong của “Địch” mà quên nói của bên “Ta”. 

Nhiều sử gia cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những nhận định về bộ sách này. Đơn cử như nhận định của sử gia Lê Văn Lan, cho rằng bộ sử có tiếng vang là do thủ thuật tuyên truyền. Nhà sử học Christopher Gosha, giảng dạy tại Đại học Quebec ở Montreal – Canada, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cho đây là “một công cụ phục vụ chính trị”.

Nhiều soạn giả khẳng định không bị bất cứ áp lực nào khi biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam. Nếu đây là sự thật, qua nội dung của bộ sử, cần phải xét lại khả năng cũng như tư cách của các soạn giả. Nếu trường hợp biên soạn theo chỉ đạo của đảng CSVN, thì đó chỉ là một thủ đoạn tuyên truyền lừa gạt người đọc. 

Thực chất của Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” thiếu trung thực, không giống cách biên soạn của bất cứ bộ sử nào tại các quốc gia Tự Do. Bộ sử LSVN chỉ có lượng mà thiếu phẩm. Với gần 10.000 trang sách kéo dài 15 tập, đáng được coi là một công trình “vĩ đại”, nên được ghi nhận kỷ lục Guiness, như nhiều thứ kỷ lục đã có tại Việt Nam. 

Tháng 10-2017


__________________________________________

Chú thích:

Tài liệu tham khảo và hình trên mạng bách khoa - Wikipedia.

- FB Nguyễn Thị Bích Ngà: Về Bộ sách LSVN - Lịch sử do đảng viết 

- Trần Trọng Kim: “Một cơn gió bụi” viết năm 1949, xuất bản tại Sài Gòn năm 1969 và được Hội Nhà văn Hà Nội tái bản váo tháng 4-2017 sau khi được cắt bỏ nhiều đoạn.

- Giáo sư Trần Anh Tuấn: Về bộ Lịch sử Việt Nam.

(1) - Trần Huy Liệu: sinh 1901-1969. Trước năm 1928 ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng, được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương năm 1936. Từng giữ các chức vụ Bộ Trưởng Bộ thông tin chính phủ VNDCCH. Sau đó lần lượt: Bộ Trưởng Bộ tuyên truyền Cổ động, Chính trị Cục trưởng trong Quân sự Ủy viên hội, Bí thư Tổng Bộ Việt Minh, Ủy viên Thường trực Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội…

(2) - Nguyễn Minh Cần: Đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ trước.