Động cơ của 2 bà Xuân Thuỷ

Bà đại biểu Nguyễn Thị Xuân
Trần Thảo (Danlambao) - Trong mấy ngày gần đây, người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước dành khá nhiều thời giờ để nói về hai đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Thủy của đơn vị Bắc Kạn, và Nguyễn Thị Xuân của đơn vị Đắk Lắk. Nguyễn Thị Thủy là một tiến sĩ về Luật Hình Sự, và trong ngày 24 tháng 5 vừa qua, tại buổi họp quốc hội đã đề nghị bổ sung vào bộ luật hình sự, quy định luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu biết thân chủ của mình xâm phạm an ninh quốc gia, Thủy ví von tội này từ thời phong kiến đã được coi là tội đại nghịch, bất chung bị trừng trị rất nặng. Về đại biểu Nguyễn Thị Xuân, bà này là một đại tá công an, ủy viên an ninh và quốc phòng của quốc hội VN, phó giám đốc sở công an Đắk Lắk, cũng đề nghị bổ sung vào luật việc xử lý hình sự cho những hành vi bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo đảng, nhà nước.

Sở dĩ tôi gom hai vị nữ đại biểu quốc hội này vào trong cùng một bài viết vì trong cái nhìn của tôi, động cơ của hai cộng cái này hoàn toàn giống nhau. Động cơ đó là gì?

Trong chế độ cộng sản Việt Nam, những đảng viên phấn đấu cả đời để leo lên cao, họ không bao giờ thỏa mãn với cái chức vị hiện tại. Nước chảy xuống chổ thấp, người có khuynh hướng lên cao, việc thăng tiến trong xã hội không có gì sai trái, nếu dùng chính khả năng của mình một cách chính đạo, nhưng việc đó rất hiếm hoi trong bộ máy của chế độ cộng sản.

Khi người cộng sản bắt đầu nắm quyền cai trị ngoài miền bắc VN sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, người dân miền bắc Việt Nam một số ít đã bắt đầu nhìn ra phần nào bộ mặt cộng sản của tập đoàn cầm quyền Hồ Chí Minh. Chính vì việc này, cộng thêm phong trào đả phá tệ sùng bái cá nhân Stalin do Nikita Khrushchev cầm đầu đã ảnh hưởng tới miền bắc VN, nhiều nhà văn nhà thơ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã lên tiếng đả kích những thói hư tật xấu của giới cầm quyền miền bắc, trong đó thói nịnh bợ, đội trên đạp dưới của những cán bộ đảng viên cộng sản cơ hội được mô tả nổi cộm lên như một vết rách trên mặt của chế độ. Chế độ nhà sản ra sức biện hộ cho những biểu hiện tiêu cực này bằng lối tuyên truyền giải thích rằng đó là những hiện tượng chứ không phải bản chất của chế độ!

Sau 1975, những cán bộ đảng viên cộng sản tiếp cận với đời sống vô cùng phong phú của miền nam VN, tình trạng biến chất từ từ lan rộng. Lời biện hộ "Hiện tượng chứ không phải bản chất" lại được sử dụng để bảo vệ đảng. Nhưng cho tới ngày nay thì lời biện hộ ấy đã quá lỗi thời. Cả bộ máy của chế độ CSVN hiện nay là một đống rác ngập ngụa, tanh tưởi từ trên xuống dưới. Trong bức tranh sống này, những đảng viên cộng sản tìm mọi cách để leo lên cao và không từ bỏ một thủ đoạn nào. Có tài nịnh bợ cấp trên thì tha hồ vuốt đuôi ông lớn, không có tài thổi ống đu đủ thì dùng vốn tự có của mình để thăng tiến cũng chả sao. Cách đây không lâu, có một bà hiệu trưởng của một trường học tại Nghệ An đã công khai tố cáo Bà Giám Đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo tại Nghệ An đã lấy sex để đổi lấy chức Giám Đốc Sở GD và ĐT. Đây là do chúng ghen ăn tức ở mà tố cáo lẫn nhau, chuyện rất thường trong chế độ nhà sản.

Thế thì trong việc bà Nguyễn Thị Thủy đề nghị bổ sung luật để bắt luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu thân chủ đó phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, mục tiêu của bà Thủy là gì, có phải như bà Thủy trả lời báo chí rằng mục tiêu của bà là vì lợi ích chung của quốc gia?

Xin thưa rằng chỉ có những người cuồng đảng cuồng Hồ, nhắm mắt nhắm mũi cho người ta dẫn xuống hố mới tin nổi câu trả lời mị dân của bà Nguyễn Thị Thủy.

Bà Thủy là một tiến sĩ luật về hình sự. Ở đây chúng ta đừng quan tâm tới văn bằng tiến sĩ của bà Thủy, vì bằng tiến sĩ ở VN chẳng đáng kể gì, Trọng,Quang, Lâm cũng tiến sĩ đầy mình đấy thôi! Nhưng tôi chắc một điều là bà Thủy này cũng thâm mưu viễn lự ghê lắm chứ chả chơi. Bà muốn vẽ đường cho đảng một cách khéo léo đấy mà thôi!

Này nhé, hiện nay giới luật sư tại Việt Nam, ngoài những vụ án dân sự (civil cases), theo kiểu xe cán chó, chó cán xe, thì ở những vụ án lớn có tính cách chính trị, luật sư chỉ được cho phép có mặt để làm cảnh cho ra vẻ có công lý ở tòa án, chứ mọi phán quyết đã có đảng ủy lo từ trước. Theo dõi những vụ án có tính cách chính trị, thí dụ vụ án của ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng, do Luật Sư Võ An Đôn đại diện, chúng ta thấy gì? Rõ ràng tòa án không có đủ bằng chứng kết tội hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng, nhưng ra phúc thẩm vẫn cứ y án. Luật Sư Võ An Đôn làm được gì trong hoàn cảnh chế độ ngồi ỉa vào pháp luật như thế? LS Võ An Đôn là người nhiệt tâm, nhưng nói cho cùng ông cũng chỉ là một nhân tố giúp người đứng trước tòa án cộng sản cảm thấy bớt cô đơn, vậy thôi! Chính vì nhìn thấy rõ hiện thực này mà LS Nguyễn Văn Đài và LS Lê Luân đã tìm cách tiếp cận người dân và truyền bá cho họ ý thức về nhân quyền. Chế độ CSVN rất sợ vụ này, và kết quả là LS Nguyễn Văn Đài phải ngồi tù.

Với đề nghị của bà Nguyễn Thị Thủy, nếu được quốc hội thông qua, sẽ đưa đến tình trạng như thế nào?

Nếu điều đó xảy ra, từ nay giới luật sư có lòng vì chính nghĩa, vì công lý, đã ít sẽ lại càng trở nên ít hơn. Tại sao? Tất cả chúng ta đều biết những bộ luật hình sự của CSVN đều được diễn dịch một cách tùy tiện, nói sao cũng được, có vậy côn an và an ninh mới có thể tùy nghi gom người ta vào thành phần nghi phạm chứ? Khi chế độ đã quyết anh A là nghi phạm của tội chống phá cách mạng, theo như lời bà Thủy là xâm phạm an ninh quốc gia, thì còn có luật sư nào dám đứng ra bào chữa cho nghi can đó? Bởi bào chữa cho nghi can thì có khác gì bao che cho nghi can. Chẳng những không được bào chữa cho thân chủ xâm phạm an ninh quốc gia mà còn phải tố cáo thân chủ đó trước pháp luật, vì nếu không tố cáo, theo đề nghị của bà Thủy, người luật sư sẽ bị phán xét trước pháp luật. Bà Thủy dù là tiến sĩ luật giả cầy đi nữa, bà cũng hẳn biết một nền tư pháp tiêu chuẩn sẽ được vận hành như thế nào chứ, đâu đến nỗi cả vú lấp miệng em bằng cách trả lời dụ hoặc rằng bà hoàn toàn là vì lợi ích chung. Chỉ là bà Thủy muốn vẽ đường cho đảng, trói tay giới luật sư, triệt tiêu những mầm mống chống đối đảng. Giới luật sư Việt Nam bao nhiêu năm nay sinh hoạt dưới con mắt lom lom của đảng, bây giờ mà quốc hội thông qua đề nghị của bà Ủy Viên Thường Trực Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Việt Nam Nguyễn Thị Thủy thì coi như là giới luật sư lại phải bị cô lập thêm trong một vòng đai thật nhỏ, chả làm được cái gì. Đây mới là ý đồ lập công dâng đảng của bà Thủy. Bà Thủy chỉ vào đảng 12 năm nhưng tầm mắt của bà khá cao, bà mong muốn ít nhất cũng phải nắm cái ghế cỡ Chủ Tịch Quốc Hội như bà Ngân hiện tại, bà Thủy còn trẻ chán, nếu chịu khó len lỏi thì biết đâu bà chẳng có được cơ hội sinh vi chủ tịch quốc hội cơ chứ?

Còn bà đại tá công an Nguyễn Thị Xuân? Thay vì khôn ngoan đi một đường Lăng Ba Vi Bộ như bà Nguyễn Thị Thủy, bà công an cái này quen thói kiểu Trần Đại Quang hay Tô Lâm, nói thẳng tuồng tuột ý đồ bưng bô cho đảng. Bà Xuân phán rằng nói xấu, bôi bác, bôi đen đảng và lãnh đạo là có tội, cần phải trừng trị. Bà Xuân còn ra vẻ thông thái khi thông tin rằng ở trên thế giới đã có những nước đem việc này vào luật. 

Tôi không biết bà Xuân có thể định nghĩa thế nào là nói xấu không nhỉ? 

Theo tôi, nói xấu tức là đặt điều, bịa chuyện, không nói thành có với mục đích triệt hạ một người nào đó. Thí dụ như tự nhiên có người phóng lên mạng cái tin bà Nguyễn Thị Xuân, phó giám đốc sở công an Đắk Lắk, vừa đi chuyển giống từ đàn bà ra đàn ông thì đó mới là cố ý bôi nhọ bà Xuân. Chứ nếu mọi việc là đúng như vốn có thì người dân phản ảnh sự thật đấy thôi chứ đâu có nói xấu bôi đen gì đâu? Nói như bà Xuân thì từ nay chương trình học môn Văn của các trường trung học chắc phải loại bỏ các giòng văn học hiện thực, nào văn học hiện thực tiền cách mạng, văn học hiện thực cách mạng, bởi nói thực trở thành nói xấu rồi, bôi đen rồi, không tốt, học làm gì?

Hồ Chí Minh lấy tên Trần Dân Tiên viết sách Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, hay lấy tên T. Lan để viết Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện, cả hai cuốn đều cùng mục đích là tự mặc áo thụng rồi vái mình lia liạ. Chuyện đó cũng như chuyện HCM tình ái lăng nhăng tùm lum, ai cũng biết, người dân có bàn tán thì cũng là phản ánh sự thật, nói xấu chỗ nào? Chỉ có đầu óc u tối, suốt ngày chỉ muốn biến thành cục gạch nóng để sưởi ấm cho bác trong đêm tuyết rơi mới luôn mong muốn đem bác về, cho mặc đồ đại cán ngồi một đống sáng lóa trên bàn thờ nhà mình?

Có một bạn trên mạng bình loạn vụ bà Xuân nịnh đảng rất là dzui. Bạn ấy nói, chả lẽ hai vợ chồng người ta đang hăng hái làm baby, tới giai đoạn cao trào, ông chồng hét loạn lên "Sướng quá bác ơi!"
thằng hàng xóm đàn em của Tô Lâm rình ngoài hè nghe thấy rồi đi trình làng rằng tên đó, tên đó bôi nhọ bác? Người ta lúc khổ lúc sướng gì cũng nghĩ tới bác, đó là tinh thần cách mạng cao ấy chứ, bác sống mãi trong quần chúng ta mà lị!

Nói túm lại, hai bà Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Thị Xuân là tiêu biểu cho bộ mặt của quốc hội Việt Nam hiện nay. Ngoài ông Trương Trọng Nghĩa tôi thấy hơi khá khá, còn lại toàn một lũ không ra gì. Chúng ăn lương của dân, mang tiếng đại diện cho dân, nhưng vô hội trường quốc hội thì ngửa đầu ra ngáy, nếu không thì cũng gật đầu giơ tay theo lệnh Nguyễn Phú Trọng. Quốc Hội ở một nước thực sự tự do dân chủ là cơ quan lập pháp tối cao, ở đó những đại diện của dân mang những nguyện vọng chung của dân đạo đạt lên chính phủ, bàn thảo nghiên cứu để đưa ra những luật có ích cho dân cho nước. Còn ở Việt Nam, quốc hội chỉ là nơi cho những nghị quyết của đảng được hợp pháp hoá theo lệnh đảng, ngoài ra thì giờ của các đại biểu là để ngủ, tỉnh dậy thì bi bô nâng bi đảng, tìm mọi cách để leo cao trong cái cơ chế đã quá rệu rã vì nợ công, tham nhũng, bóc lột, áp bức. Đất nước càng ngày càng sa lầy vào vòng vây của lũ giặc bắc phương, môi trường sống của con người và thiên nhiên sinh vật càng ngày càng thê thảm, một tiến sĩ luật như bà Nguyễn Thị Thủy lại chỉ biết nịnh nọt đảng, vẽ đường cho đảng trói tay những người còn có chút niềm tin vào công lý, ai thắc mắc thì bà Thủy trả lời rằng bà đề nghị như thế là vì lợi ích chung của quốc gia. Bạn có tin không?

28/5/2017

Previous Post
Next Post
Related Posts