Chúng Tôi Muốn Biết



Ý tưởng của Ca khúc này được chớm nở với hình ảnh các bạn trẻ bước ra ánh sáng với thông điệp "Tôi Muốn Biết". 

Đã từ lâu "chúng tôi đi, giữa đêm đen quê hương, dài quá và nhiều quá những bảng chỉ đường bên phải..." Trong bóng tối và những tấm bảng màu đỏ, bao nhiêu người thấy họ, nhìn được những nỗi niềm khắc khoải của nhau trước những vấn nạn của đất nước!?

Chúng ta đi. Và chúng tôi muốn biết. Ca khúc được sáng tác bởi chị Trần Bảo Như và hình thành trong một môi trường, hoàn cảnh đặc biệt: mỗi người - từ nhạc sĩ, ca sĩ đến người hòa âm, phối khí... đang mỗi người một ngã. Nhưng không gian cách xa không đủ để ngăn chận điểm đến chung của họ: góp phần vào phong trào Chúng Tôi Muốn Biết bằng lời ca, tiếng hát như những bước chân đồng hành trong một cuộc tranh đấu đa dạng.

Chúng tôi đi và gặp những mảnh đời tang thương. Của mẹ già. Của chị. Của anh. Của em. Chúng ta đi, tối vây không trăng sao, chỉ có và chỉ có những ngôi sao không cần bầu trời vẫn mọc. Vẫn mọc để sớm có một ngày xoá tan đi khoảng tối bao trùm nhiều năm tháng của bưng bít thông tin, của những thỏa thuận đổi chác bởi những người cộng sản mà món hàng là thân thể và danh dự của Mẹ Việt Nam.

Chúng ta đi và chúng ta phải biết. Và BIẾT không bao giờ là một lời xin xỏ ở những kẻ mà sự tồn tại dựa vào che giấu sự thật và bưng bít thông tin. Ngược lại, BIẾT là lời tuyên chiến: chúng ta sẽ tranh đấu để vạch trần và chấm dứt những tội ác, lọc lừa đã kéo dài hơn nửa thế kỷ.

Xin cám ơn nhạc sĩ Trần Bảo Như, ca sĩ Trần An, Việt Tâm, Hồ Hải, anh Nguyên Ca, TTLan đã đồng hành với mọi người bằng âm hưởng kỳ diệu của âm nhạc.

Có một người tù như thế


Từ trái qua: Huỳnh Anh Tú, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Bắc Truyển


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Nếu bạn thấy cảm động khi nghe câu chuyện về tôi, một người phụ nữ yếu đuối bước vào tù ở tuổi 31 với mức án 4 năm tù giam, 3 năm quản chế thì hẳn bạn không khỏi thảng thốt, xót xa và cảm phục khi biết đến một người tù chính trị khác mang tên Trần Hoàng Giang. Phải đến khi người tù này trở về vào ngày hôm qua, 26 tháng 9 năm 2014 tôi mới biết đến Giang.

Trần Hoàng Giang sinh năm 1980 tại xã Vĩnh Phước, huyện Chi Tôn, tỉnh An Giang. Bị bắt ngày 28 tháng 2 năm 2000 tại Sài Gòn khi đang rải truyền đơn với nội dung kêu gọi người dân chống lại ách cai trị của cộng sản bằng phương thức đấu tranh ôn hòa bất bạo động. Giang bị bắt và bị kết án 15 năm tù giam với hai tội danh bịa đặt là “Khủng bố” (điều 84) và “Tuyên truyền chống Nhà nước” (điều 88 BLHS).

Ngay từ khi còn rất trẻ, Giang đã ý thức được trách nhiệm của mình với Dân tộc. Tôi hình dung tuổi mười bảy, mười tám của Giang đẹp lắm. Nó đầy hoài bão với những khát khao cháy bỏng. Không giống như tôi gần ba mươi tuổi vẫn còn ngờ nghệch, ngu dốt và tăm tối. Tăm tối tới mức còn ôm ấp tấm chân dung của ông Hồ Chí Minh trong cuốn nhật ký (chắc nhiều người ngạc nhiên về tôi lắm). Rồi sẵn sàng cau mày, chau mặt và to tiếng với bất cứ ai “nói xấu Bác và đảng”.

Mười chín tuổi Trần Hoàng Giang bước chân vào tù, chấp nhận bản án 15 năm và hy sinh thời thanh xuân đẹp đẽ nhất để đổi lấy Tự do của Tổ quốc mình. Tuổi mười chín, cái tuổi đầy hoài bão và cháy bỏng những ước mơ, tuổi để yêu và đáng được yêu nhất của đời người.

Giang mười chín tuổi nhưng dứt khoát không phải phút ngẫu hứng nhất thời hay phút nông nổi của tuổi trẻ. Ngay từ những ngày đầu khi bước chân vào tù cho đến ngày hết án gần 15 năm sau đó, người tù ấy vẫn mang trong lồng ngực trái tim nóng hổi và khí phách ngang tàng thuở nào. Cựu Tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, một người gần gũi với Giang kể rằng: Giang đã chống đối lao động để phản đối thói hách dịch và những luật lệ vô lối do cai tù đặt ra: “Muốn cùm thì cùm, muốn giết thì giết. Tùy” là câu trả lời của Trần Hoàng Giang trước đông đảo những tên cai tù kéo đến uy hiếp tinh thần anh. Khi đó anh mới 24 tuổi và 4 năm tù.

Cũng theo lời kể của cựu tù nhân chính trị Huỳnh Anh Tú, vào tháng 6 năm 2006, Trần Hoàng Giang đã bị đưa đi “cùm nóng” sau khi hô “Đả đảo cộng sản!” chỉ vì phản đối những chính sách hà khắc trong trại giam. Trần Hoàng Giang đã bị cùm suốt hai năm trong phòng biệt giam kỷ luật với chiếc cùm “chữ V”. Theo mô tả của những người đã từng nếm mùi cùm chữ V, thì đây là loại cùm đáng sợ nhất trong số những loại cùm trong nhà tù cộng sản. Người tù nếu không cử động thì sẽ rất khó chịu, cảm giác tê chân như sắp liệt, nhưng sẽ tóe máu, rách thịt chỉ cần một cử động rất nhẹ. Cai tù thường trả thù những tù nhân chính trị bằng cách cùm chân họ bằng loại cùm chữ V, nhất là sau khi đã cùm những người nhiễm HIV vẫn còn dính máu và thịt người. Huỳnh Anh Trí có lẽ là một trong những người bị cùm chân nhiều nhất và hậu quả là anh đã bị nhiễm HIV rồi qua đời vài tháng sau khi ra tù.

“Đả đảo cộng sản!” là khẩu hiệu người ta chỉ dám hô trên các phương tiện Internet, hay nói thầm rỉ tai nhau vào những khi phẫn uất nhất, tức đã đảm bảo được yếu tố an toàn. Năm 2007, Linh mục Nguyễn Văn Lý đã hiên ngang hô bốn chữ “Đả đảo cộng sản” trong phiên tòa man rợ kết tội ông. Hành động dũng cảm hiếm có này đã khiến toàn bộ những kẻ có mặt trong khán phòng khi đó đang đại diện cho sức mạnh của tà quyền phải bối rối và run sợ. Tên công an Nguyễn Minh Tân hoảng hốt lao tới bịt miệng cha Lý. Hình ảnh này đã được ghi lại và đã trở thành “bức hình biết thét”, nó được truyền đi khắp nơi trên thế giới vì lột tả được thực trạng nhân quyền ở Việt Nam mà không cần một lời bình luận.

Trần Hoàng Giang hô “đả đảo cộng sản” khi anh mới hai mươi sáu tuổi, ngay giữa ngục tù. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận những hình phạt, những đòn thù nặng nề nhất từ phía trại giam. Cai tù ra giá: “Chỉ cần anh rút lại lời nói đó sẽ được tha” nhưng Giang kiên quyết từ chối.

Khi được hỏi suy nghĩ của mình về việc ra tù trước thời hạn 5 tháng, Trần Hoàng Giang nói vẻn vẹn ba chữ “đặc xá đểu” để nói về bản chất giả dối, đểu cáng và lươn lẹo của Nhà nước này.

Có một sự nhầm lẫn rất thú vị, nhưng cũng thương lắm. Khi nói chuyện điện thoại với tôi, Giang tưởng tôi là “đàn ông” nên luôn miệng gọi tôi là “anh”. Vì không muốn làm gián đoạn câu chuyện Giang kể nên tôi không đính chính. Kết thúc câu chuyện, Giang luôn miệng xin lỗi và giải thích: “Tại tôi ở tù lâu quá rồi, mười lăm năm chỉ toàn tiếp xúc với đàn ông nên giờ nghe giọng phụ nữ, tôi cũng không phát hiện được. Chị bỏ quá cho tôi nhé?”.

Tôi cúp máy, thấy cổ mình nghèn nghẹn.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Phong trào Chúng Tôi Muốn Biết rất cần thiết và trúng đích

Danlambao - Trở về sau 6 năm tù đày khắc nghiệt, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khẳng định sẽ tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ cho Việt Nam. Một trong những hành động đầu tiên mà ông thực hiện đó chính là việc công khai ủng hộ và tham gia chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết do Mạng Lưới Blogger Việt Nam phát động.

Sau hơn 2 tuần nghỉ ngơi và dành nhiều thời gian tìm hiểu về những chuyển biến của đất nước sau suốt 6 năm vắng mặt, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã có cuộc trao đổi với Danlambao về niềm tin và hy vọng đối với phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

*

Dân Làm Báo: Xin được gửi lời chào mừng và lời chúc sức khoẻ đến với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Vừa qua sau khi Mạng Lưới Blogger Việt Nam phát động phong trào "Chúng Tôi Muốn Biết" vào ngày 2/09/2014, Danlambao có thấy nhà văn đăng tải hình ảnh trên trang Facebook cá nhân của mình hưởng ứng phong trào, ông có thể chia sẻ thêm về việc này với bạn đọc được không?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Xin cám ơn Danlambao sau những lời và hỏi thăm sức khỏe. Tôi ra tù ngày 11.9, về đến nhà đã được hưởng một không khí lạc quan trước sự lớn mạnh của phong trào dân chủ, khác hẳn 6-8 năm về trước. Chỉ sau hai ba ngày tôi đã phần nào cập nhật được những thông tin về các tổ chức xã hội dân sự và những cá nhân hoạt động hiệu quả trong các tổ chức này, trong đó có Mạng Lưới Blogger Việt Nam với phong trào “Chúng tôi muốn biết”.

Đúng là một cuộc vận động cho dân chủ, nhưng lại có một mục tiêu khá cụ thể. Từ khi đảng Cộng sản lên nắm quyền, nhân dân Việt Nam đã bị bịt mồm, bịt mắt. Sự bịt mồm bịt mắt này đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong nhận thức của người dân về thực trạng kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước, trong các quan hệ ngoại giao phục vu lợi ích cai trị của chính quyền độc tài mà bỏ qua lợi ích của quốc gia, dân tộc.

Lỗ hổng về thông tin đó cũng triệt tiêu luôn tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” mà chính quyền độc tài trưng ra để lừa bịt dân chúng nhiều năm nay. Biết, Bàn, Kiểm tra làm sao được khi mà rất nhiều thông tin không được công khai vì bị cho là nhạy cảm và nếu có đưa ra cũng bị cắt xén, xuyên tạc.

Tất cả nhằm mục đích để người dân hiểu một cách sai lệch rằng ĐCS rất 'sáng suốt' khi tiến hành cái gọi là 'cải cách ruộng đất' hồi thập niên 50, rất 'thông minh' khi ký công hàm gởi Trung Quốc năm 1958… Qua đó triệt tiêu mọi nghi ngờ của người dân đặng giữ vững ách cai trị.

Bởi vậy phong trào “Chúng tôi muốn biết” được phát động lúc này là rất cần thiết và trúng đích. Người dân có quyền được biết các chính sách kinh tế, xã hội, ngoại giao của nhà cầm quyền, qua đó mới có thể “Biết, bàn, Kiểm tra” được xem các chính sách đó có thực sự làm cho “dân giàu, nước mạnh” hay không, có thực sự là yêu nước, hay là bán nước phục vụ cho lợi ích nhóm.

Rất cám ơn MLBVN đã có một cuộc vận động rất cụ thể, “sát sườn” cho phong trào dân chủ. Tôi nghĩ cuộc cách mạng dân chủ hóa đất nước sẽ đi lên từ những cuộc vận động nhỏ này. 


Danlambao: Cám ơn những chia sẻ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, và với kinh nghiệm của một người đấu tranh đi trước, xin ông có thêm những góp ý thiết thực và thẳng thắn cho phong trào "Chúng Tôi Muốn Biết" được lan rộng hơn.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi mới ra tù, biết có phong trào này là hưởng ứng ngay. Tôi cũng tin những người khởi xướng đã có một tâm thế để phong trào được lan rộng, nhằm thức tỉnh ý thức của những ai còn mơ hồ rằng “đảng Cộng sản là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam, trung thành với quyền lợi của đất nước và dân tộc…” như họ đã từng lừa bịp.

Danlambao: Theo đánh giá của nhà văn, phong trào Chúng Tôi Muốn Biết có thể thúc đẩy sự lớn mạnh của phong trào dân chủ tại Việt Nam nói chung hay không?

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Phong trào “Chúng tôi muốn biết” là phong trào đòi hỏi rất chính đáng và thiết thực. Chúng ta sẽ  đẩy mạnh cuộc cách mạng dân chủ hóa đất nước bằng những hoạt động “sát sườn” này.  

Chắc chắn chúng ta sẽ có những cuộc vận động nữa như đòi hỏi được quyền biểu tình - không chỉ là biểu tình chống những hành vi bành trướng, xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc mà còn là những cuộc biểu tình chống lạm phát, chống  tham nhũng, và trước mắt là đòi hỏi cho công đoàn độc lập, các tổ chức độc lập của nhà báo, nhà văn… được pháp luật thừa nhận để được hoạt động trong hành lang pháp lý như các quốc gia có dân chủ trên thế giới… 

Và khi thắng lợi, trên cái nền đó, chúng ta sẽ đạt đến một cấu trúc xã hội đa nguyên, một nền chính trị đa đảng, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển vượt trội của quốc gia, thực sự hòa nhập toàn diện với thế giới văn mính, lúc đó dân tộc ta mới thực sự được gọi là có trách nhiệm với toàn nhân loại.

Danlambao: Cám ơn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã dành thời gian buổi trò chuyện. Thay mặt bạn đọc Danlambao, kính chúc nhà văn và gia đình thêm nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa: Xin cám ơn đã cho tôi cơ hội bày tỏ tinh thần đồng thuận.

*

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sinh năm 1949 tại Nghệ An, là một trong những gương mặt tiên phong của Phong trào Dân chủ Việt Nam. 

Ông là thành viên ban điều hành của khối 8406 - một tổ chức chính trị được thành lập vào năm 2006 góp phần mở ra những vận hội lớn đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Năm 2008, ông bị bắt trong đợt đàn áp dữ dội nhắm vào giới đối lập Việt Nam, sau đó bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Vì sự can đảm và những đóng góp lớn lao cho phong trào dân chủ Việt Nam, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã được trao nhiều giải thưởng cao quý của quốc tế như:

- Năm 2011, ông được trao giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức Human Rights Watch.

- Năm 2013, Trung Tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập (ICPC) tại Hongkong trao giải thưởng 'Ngòi bút Can đảm Lưu Hiểu Ba'.

Trong 6 năm tù đày khắc nghiệt, ông đã trải qua nhiều nhà tù từ miền Bắc đến miền Trung, với các lần bị biệt giam vì đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho tù nhân. 

Ngày 11/9/2014, người tù bất khuất Nguyễn Xuân Nghĩa trở về sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam trong một cơ thể suy kiệt với nhiều chứng bệnh trên người. Dù vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa vẫn khẳng định: Không còn hơi sức để than thở, nhưng sức đấu tranh vẫn luôn tràn trề!


Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

"Quyền Được Biết" là trách nhiệm, bổn phận của chúng ta

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Không phải ngẫu nhiên từ định chế bao quát của mình mà Liên Hiệp Quốc chọn ngày 28 tháng 9 hàng năm là ngày “Quốc tế quyền được biết” (International Right to Know Day). Từ trước đó vào năm 2002 hơn 100 quốc gia và 60 tổ chức quốc tế về tự do thông tin ngôn luận trên khắp thế giới tụ họp tại thủ đô Sofia của Bulgaria thành lập mạng lưới FOI - Freedom of Information - (Tự do thông tin). Đây là một mạng lưới toàn cầu hoạt động nhằm cổ xúy quyền được tiếp cận thông tin cho tất cả mọi người, không phân biệt quốc gia, cũng như thúc đẩy những chính phủ mở rộng, minh bạch và có trách nhiệm với công dân nước mình.

Quyền được tiếp cận thông tin là một quyền làm người quan trọng và thiết yếu nằm trong tuyên ngôn nhân quyền được LHQ quy định mà nguyên tắc của nó khi tuân thủ sẽ góp phần tạo nên sự minh bạch cho mọi nhà nước.

Quyền Được Biết” cũng tạo ra những cơ hội cho mọi công dân tham gia và giám sát tích cực, hiệu quả cho những quyết định liên quan đến sự điều hành đất nước, bảo vệ nhân quyền của từng cá thể và cộng đồng.


Tại Việt Nam quyền này của người dân, vô hình chung, đã bị triệt tiêu trong quá khứ bởi sự cai trị khắc nghiệt, nó chỉ được thực hiện hạn hẹp tượng trưng không đáng kể trong vài năm gần đây, chủ yếu là để tuyên truyền với quốc tế dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN nơi mà giữa thế kỷ 21 truyền thông đa phương tiện nối mạng toàn cầu, thế giới như dưới một mái nhà, văn minh nhân loại như hoàng kim nhưng người dân Việt Nam chỉ được biết những gì mà đảng CS và nhà nước tay sai của nó cho phép biết thông qua 100% các tờ báo do nhà nước quản lý và một “quốc hội nhân dân” nhưng 97% đại biểu là đảng viên CS!?.

Tại sao đồng đẳng cùng là nhân loại trong cộng đồng thế giới, là chủ nhân của một đất nước mà năng lượng để vận hàng guồng máy nhà nước ấy là do chúng ta đóng góp thì chúng ta lại không được biết những điều tưởng chừng như phải được biết nếu không muốn nói là xin chúng ta được biết!? Như đơn cử vài trường hợp….

- Trong 190 quốc gia trên thế giới chỉ có chế độ CSVN là một trong 5 nước CS còn sót lại duy trì song song 2 nhà nước (nhà nước đảng và nhà nước dân) trong một quốc gia suốt từ trung ương đến địa phương, có bao giờ chúng ta được CP hay Quốc Hội minh bạch báo cáo cho biết ngân sách mà đảng CSVN hàng năm đã “ngốn” là bao nhiêu chưa? Dù kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam được bố trí trong dự toán cấp ngân sách trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định (Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002)

Nếu biết rằng Tổng chi ngân sách nhà nước VN năm 2013 ước tính 986 nghìn tỷ đồng (tính tròn).(*)

Không thể tìm ra con số chính thức, nhưng chúng ta ước đoán khiêm tốn ngân sách “đảng” nó phải “ngốn” vài phần trăm trong tổng chi này thì cũng đã lên tới vài trăm ngàn tỷ đồng cho một số (chỉ một số thôi) trong khoảng 4 triệu đảng viên CSVN ăn trên ngồi đó với mỗi một công việc duy nhất là chỉ đường cho đoàn tàu CS chạy trên đường ray XHCN đến ga “thiên đàng” cuối cùng (nhưng không biết ở đâu)!?. 39 năm, kể từ 1975, cả một “thái sơn” mồ hôi nước mắt nhân dân đã “bốc hơi” một cách vô ích mà hiếm có một quốc gia nào trên thế giới này (dù là giàu có) chịu hao tốn một cách vô lý như vậy!.

Tuy nhiên còn hơn thế, có một thứ mà chúng ta rất “cần phải biết” khi giá trị của nó còn vượt qua mọi vật chất, tiền bạc… Đó là sự “hưng vong” của dân tộc, khi mà 90% các quốc gia CS quốc tế hùng mạnh, đã từ bỏ CNXH quay về với dân chủ tư bản hay đa nguyên chính trị gần 30 năm rồi thì tại sao các chóp bu CSVN vẫn cứ khư khư giữ lấy thứ CNXH lạc hậu này mà không một lời tham khảo ý kiến toàn dân? Dù họ đã “sáng tạo” dùng vài trăm tỷ đồng để làm chi phí lấy ý kiến sửa đổi Hiến Pháp?

Điều mà chúng ta có “quyền phải biết” và phải được trả lời một cách minh bạch là tại sao nghịch lý như vậy? Nếu đất nước này không phải là của riêng họ (vài trăm chóp bu CSNN)!?.

Chúng ta cương quyết có “quyền phải biết” và họ (Các chóp bu CSVN) phải dứt khoát trả lời, cùng một bản chất sự việc như nhau, thì tại sao CP/Philippines hoàn tất hồ sơ khởi kiện tranh chấp biển đảo lãnh hải với bọn bá quyền Trung Quốc còn Việt Nam chúng ta thì không? dù tuyệt đối công luận thế giới khuyến khích? Có thể các chóp bu CSVN vong bản thì không, nhưng 90 triệu dân Việt không phải 100% đồng lòng – Chúng ta có “quyền phải biết” họ nhân danh ai? trên cơ sở nào?.

Ngay trong những người vẫn hay biện minh, cố tin vào đảng và nhà nước cộng sản, đến lúc này cũng cảm thấy có sự hồ nghi nên cũng đã vượt qua sự sợ hãi để đòi hỏi “quyền được biết”, cụ thể là Thư ngỏ của 61 đảng viên ngày 20-07-2014, và kiến nghị của 20 tướng tá quân đội nhân dân ngày 4-9 về hiệp định biên giới năm 1999, hiệp định vịnh Bắc bộ năm 2000, nhất là về nội dung hội nghị Thành Đô năm 1990 vốn làm cho họ cũng phải hoang mang. Thì bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là đòi hỏi có “quyền được biết”, biết để nhận diện ai là kẻ thù đích thị của dân tộc, biết để chung lòng thắp lên khát vọng cho quê hương.



______________________________

Một cuộc thăm viếng ý nghĩa

Dân Làm Báo - Vào 11 giờ trưa ngày 23-9 đã có một cuộc tiếp xúc giữa bà Jennifer Neidhart de Ortiz - Tham tán chính trị nhân quyền của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, tại nhà riêng của nhà văn tại Hải Phòng.

Buổi tiếp xúc được dự kiến bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng và kết thúc lúc 11 giờ. Tuy nhiên, vì tình trạng giao thông buổi tiếp xúc đã muộn 1 giờ, và vì nẩy sinh một số vấn đề mới cần trao đổi, cuộc tiếp xúc kéo dài đến tận hai giờ chiều.

Trong buổi tiếp xúc này, bà Tham tán tòa đại sứ Hoa Kỳ đã hỏi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa khá chi tiết về chế độ biệt giam đối với tù nhân lương tâm trong nhà tù Nam Hà nơi nhà văn bị giam giữ và chính ông đã trải qua những lần biệt giam. Nhà văn cũng đã có một cơ may về thời gian để kể khá chi tiết mà trước đó không có. Bà Jennifer đã rất xúc động khi cảm nhận được tinh thần của câu chuyện mặc dầu phải qua người phiên dịch. Bà hỏi nhiều chi tiết về blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, và nguyên nhân nào dẫn đến cuộc tuyệt thực kéo dài của anh tại nhà tù số 6 (Thanh Chương, Nghệ An). Bà nói rằng nhà văn có thể gợi ý cho bà về ba tù nhân lương tâm cần được trả tự do để bà cố vấn cho chính phủ Hoa Kỳ “làm việc” với phía Việt Nam lần này.

Gần kết thúc buổi tiếp xúc, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã nói: “Mong bà lưu tâm rằng những thông tin tôi vừa đưa ra sẽ bị chính quyền độc tài Việt Nam phản bác là bà đã lấy chúng từ một kẻ bất mãn, kẻ vi phạm phát luật Việt Nam. Hai nữa là tôi biết chính phủ Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trên toàn thế giới, hạt nhân của Bắc Triều, I-Ran, chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông và Bắc Phi, và gần đây là cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhưng tôi mong không vì thế mà Hoa Kỳ quên vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.”

Bà Jennifer đã nói sẽ cố gắng tối đa trong phạm vi quyền hạn để nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện.

Bà Jennifer Neidhart de Ortiz và gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa

Phóng sự ngầm ở Việt Nam: Blogger chơi trò hú tim nguy hiểm khi tường thuật

Shawn W. Crispin (Đại diện Hiệp hội Bảo vệ Ký giả vùng Đông Nam Á) * Hanh Tran (Danlambao) dịch - Đây là phần đầu trong loạt bốn bài nói về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Shawn Crispin, Đại diện của Committee to Protect Jounarlists (CPJ) ở Đông Nam Á, tìm hiểu về những rủi ro mà blogger ở Việt Nam phải chấp nhận khi họ tường thuật về các sự kiện nhạy cảm và các cuộc biểu tình. Mặc dù bị thường xuyên theo dõi và luôn đối diện với đe dọa bị bỏ tù tùy hứng, các blogger vẫn kiên trì viết lách để thể hiện ước mơ tạo dựng một nền báo chí độc lập. Trong phần hai sẽ được đăng vào thứ Sáu, Crispin sẽ nói về những thủ đoạn đàn áp mà các phóng viên của Bản tin Dòng Chúa Cứu Thế phải hứng chịu. Hai phần còn lại sẽ được đăng vào tuần tới.

Khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tạm biệt gia đình ở Nha Trang để hành trình 10 tiếng đồng hồ trên chuyến xe buýt đi TP HCM, blogger nổi tiếng này đã phải cải trang để qua mặt nhân viên an ninh đang túc trực gần nhà cô để theo dõi.

Cô xuống xe ở một nơi cách bến xe khoảng 10km vì nghi là công an đang chờ cô ở đó. Một người bạn đi xe máy đón cô ở bên ngoài khu buôn bán và đưa cô về nhà một người bạn để tránh công an. Ngày hôm sau cô tham gia biểu tình và kể rằng các nhân viên an ninh có vẻ ngạc nhiên khi họ thấy mặt cô.

Đó là trò hú tim mà ‘Mẹ Nấm Gấu’ (bút danh được nhiều người biết của Quỳnh) phải chơi để liên lạc với bạn bè và để tường thuật về các sự kiện quan trọng. Mặc dù Quỳnh vẫn duy trì quan hệ khá tốt với vài nhân viên an ninh được phái đi theo dõi cô, những nhân viên khác đã vài lần áp dụng quản thúc tại gia đối với cô. Cho tới nay, Quỳnh vẫn chưa bị bỏ tù vì các bài blog của cô nhưng chính cô cũng không biết lúc nào họ sẽ ra tay.

Mới đây CPJ đã đến VN ngầm để gặp các blogger và các phóng viên để tìm hiểu về tình trạng báo chí ở đây. Trong một loạt 4 bài blog, CPJ sẽ chú tâm đến những trải nghiệm của blogger độc lập và các phóng viên mạng đã dám hoạt động công khai bất chấp sự đàn áp dồn dập của chính quyền nhằm khóa sổ các blog và các trang thông tin mạng không có phép. Loạt bài này sẽ kết thúc với một số đề xuất cho chính phủ Việt Nam cũng như cho cộng đồng quốc tế về tự do báo chí.

Theo điều nghiên của CPJ, với ít nhất 18 phóng viên còn ngồi tù, Việt Nam nay là một trong 5 nước bỏ tù nhiều phóng viên nhất thế giới. Hầu như tất cả đều bị truy tố về những tội danh mù mờ liên quan đến ‘tội chống chính phủ’, kể cả Điều luật khắt khe 258 (với một cái tên như trong tiểu thuyết của George Orwell là “lợi dụng tự do dân chủ”), và Điều luật 88 cũng mơ hồ và tùy tiện không kém mang tên “tuyên truyền chống phá nhà nước”. 16 trong số 18 phóng viên vừa nói đã bị kết án về tội làm báo trên mạng.

Trong khi số người bị bắt gia tăng, mỗi lần đăng bài viết hay bình luận là các blogger và các nhà báo mạng phải chấp nhận cơ nguy bị công an bắt giam tùy tiện nếu chế độ CS cho rằng nội dung đó có hại cho họ. Trong lúc nhiều người vẫn dùng bút danh trên mạng để tránh sự trả thù của chính quyền, một số lớn đã quyết định tham gia ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ và hoạt động công khai.

Quỳnh là người tiên phong và là thành viên dày kinh nghiệm của phong trào blogger ở Việt Nam. Cô cũng là một trong những sáng lập viên của nhóm tranh đấu cho tự do báo chí. Đó là lần đầu tiên các nhà báo độc lập của Việt Nam đã tập hợp với nhau để đòi được tự do hơn kể từ khi ‘Câu lạc bộ Nhà báo Tự do Việt Nam’ ra đời năm 2007 - dù không được nhà nước cho đăng ký. Ba đồng sáng lập viên của tổ chức này, kể cả Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải, người được CPJ truy tặng danh hiệu ‘Báo chí Tự do Quốc tế’), đều đang ngồi tù về các tội bịa đặt là “chống phá nhà nước” sau khi họ đăng bài đả kích chính phủ.

Quỳnh bắt đầu viết blog từ năm 2008, khi chính quyền CSVN chưa nhận thức được rằng Internet có thể thử thách độc quyền về báo chí của họ. Như các blogger độc lập khác, Quỳnh tham gia viết blog vì báo chí được nhà nước chỉ đạo không hề tường thuật về nạn bất công và lạm quyền đầy dẫy ở Việt Nam.

“Những gì đang diễn ra trong xã hội này thật là xấu xa,” cô nói trong một cuộc phỏng vấn với CPJ, dẫn chứng bằng tình trạng tồi tệ của dịch vụ y tế và sự tham nhũng của quan chức trong các hoạt động thương mãi với Trung Quốc. “Blog của tôi đặt nghi vấn: tại sao chúng ta phải đồng ý với chính phủ về mọi chuyện? Tại sao chúng ta không thể có những ý kiến khác?”

Quỳnh đã bị bắt và thẩm vấn lần đầu tiên vào ngày 02/09/2008 sau khi cô blog về việc chính phủ cưỡng chiếm đất đai để trao cho một công ty của Trung Quốc khai thác bô xít trong vùng rừng núi nguyên sơ ở Trung phần Việt Nam. Trong vụ này, khoảng 15 công an vũ trang đã bố ráp nhà cô vào lúc nửa đêm và bắt cô đi trong lúc cô đang ngủ với đứa con gái 3 tuổi.

Sau hơn một tuần bị giam giữ, Quỳnh được thả mà không bị truy tố. Vụ này không làm cho cô sờn lòng. Từ quê nhà Nha Trang, cô vẫn tiếp tục viết về vấn đề nhạy cảm là cưỡng chiếm đất đai. Trong một bài viết gần đây, Quỳnh cho rằng kể từ 2008, hơn 300 dân làng đã bị buộc phải dọn đi nơi khác để lại vùng cận duyên béo bở cho các công ty bất động sản liên kết với nhà nước và các công ty khách sạn quốc tế.

Những vụ dân chúng chống nhà nước như vậy thường bị báo chí ‘lề Đảng’ làm ngơ. Sau khi đăng blog đặt vấn đề về tác động môi sinh của nhà máy chế tạo thuốc lá ở ngoại vi Nha Trang, hôm sau Quỳnh lại bị công an thẩm vấn. Họ chỉ trích là cô “không có đủ bằng chứng”. “Tôi viết bài với tên thật của tôi. Nếu tôi sai thì cứ đem tôi ra tòa mà xử,” cô thách thức công an như thế.

Các nhà báo bị truy tố về tội “chống phá nhà nước” thường không được tha bởi tòa án thông đồng với chính phủ. Trong bối cảnh chính phủ Việt Nam ngày càng bị cộng đồng quốc tế chỉ trích về việc dùng tòa án làm công cụ trong những vụ xử về quyền tự do phát biểu, chính phủ Việt Nam nay đã thay đổi chiến lược sang răn đe và đàn áp người dân trực tiếp trong cuộc sống thường ngày.

Theo Quỳnh, gần đây nhà nước dùng nhân viên an ninh chìm thay vì công an để theo dõi các nhà báo độc lập. Cô nói sự thay đổi chiến lược đó cốt là để cho dân tin rằng những vụ hành hung nhà báo là ngẫu nhiên và do côn đồ thực hiện chứ không phải vì nhà nước theo đuổi một chính sách đàn áp. Các nhân viên an ninh còn dàn dựng những tai nạn giao thông và vu cáo một số blogger to tiếng về tội ăn cắp.

“Ngày nay thật khó phân biệt ai là ai. Vài blogger bị đem về đồn công an mà họ không biết tại sao. Tôi và vài bạn từng bị như vậy. Việc nhà nước bớt dùng bắt bớ tù đày và chuyển sang giả dạng côn đồ để hành hung blogger khiến cho cộng đồng quốc tế tưởng là tình trạng nhân quyền đã được cải thiện, nhưng thật ra nó chỉ là thay đổi về chiến lược,” Quỳnh nói.

Chính phủ Việt Nam đã từ chối lời mời của CPJ để phỏng vấn về chiến lược đàn áp như người ta tố giác và về tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam.

Trong lúc chính phủ Việt Nam gần đây cho rằng họ đã đạt được tiến bộ trong lãnh vực quyền phụ nữ và trẻ con – như họ tuyên bố trước LHQ hồi tháng 6 trong Báo cáo Phổ cập Định kỳ, theo Quỳnh tình trạng tự do báo chí vẫn tồi tệ như bao giờ. Thí dụ hôm 04/09, trong khi Quỳnh đang dắt đứa con nhỏ đi dạo trên đường phố Nha Trang thì bị nhân viên an ninh chìm bắt và thoạt đầu họ không cho cô biết lý do. Sau đó cô bị đưa về đồn công an và bị thẩm vấn về một bài viết của cô trên Facebook. Tối hôm đó cô được thả về nhưng họ ra lệnh là cô phải trở lui ngày mai để họ tiếp tục thẩm vấn.

‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ chống lại những hành vi đe dọa như vậy. Họ kêu gọi cải cách luật pháp cũng như đòi hỏi các viên chức công an đàn áp các nhà báo phải có trách nhiệm giải trình. Năm ngoái hơn 130 blogger ký một bản kiến nghị yêu cầu chính phủ Việt Nam bải bỏ Điều 258 – là điều luật về tội “chống phá nhà nước” mà chính phủ đang dùng ngày càng nhiều để bỏ tù các blogger độc lập. Hàng chục blogger lần đầu tiên đã lộ diện và ký vào bản kiến nghị này. Tính cho đến tháng 05/2014 ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ đã có hơn 300 thành viên, nhưng Quỳnh cho hay các thành viên mới chọn tham gia nặc danh.

Nhà nước đã bắt đầu đàn áp những blogger hoạt động công khai. Hồi tháng 12/2013, công an đã tịch thu passport của vài thành viên của ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’, kể cả Quỳnh. Ngày 10/12/2013 công an phá hủy một đồ chơi nhồi bông của con Quỳnh vì họ nghi cô đã giấu camera trong nó. Công an đã tịch thu đồ chơi đó khi họ bố ráp một quán cà phê ở TP HCM nơi ‘Mạng lưới Blogger Việt Nam’ đang họp để bàn về nhân quyền.

Trong khi các blogger khác viết bài đả kích hành động quá tay đó của công an, Quỳnh cho hay là cô chưa hề viết về những hành vi quấy nhiễu và theo dõi cá nhân cô để tránh chạm trán không cần thiết với nhân viên an ninh. “Tôi cho là chuyện bình thường khi tôi bày tỏ ý kiến của tôi, và tôi có quyền viết. Tôi không đả kích cá nhân. Tôi chỉ nói là tôi không đồng ý với ĐCS. Nếu họ muốn bắt tôi thì cứ bắt,” Quỳnh khẳng định.



Bản tiếng Việt:

Undercover in Vietnam: Bloggers play risky game of cat-and-mouse to report

Shawn Crispin (CPJ) - In the first of a four-part "Undercover in Vietnam" series on press freedom in Vietnam, CPJ Southeast Asia Representative Shawn Crispin explores the risks bloggers take so they can cover news events and protests. Under near-constant surveillance and with the threat of arbitrary detention hanging over them, the desire for an independent press drives Vietnam's bloggers to continue to write. In part two, to be published Friday, Crispin reveals the persecution faced by Redemptorist News journalists. Parts three and four will be published next week.

When Nguyen Ngoc Nhu Quynh left her home in the central coastal city of Nha Trang to cover anti-China protests a 10-hour bus ride away in southern Ho Chi Minh City, the prominent blogger disguised her appearance to evade plainclothes officials stationed nearby to monitor her meetings and movements.

On the road, Quynh disembarked 10km from her ticketed destination to avoid being detained by police she feared may be waiting for her at the bus station. A friend retrieved her from outside the commercial hub and drove her by motorcycle to a fellow blogger's house to avoid detection. The following day, while covering the protest, "I could see they were amazed to see me," Quynh said, referring to police officials who were monitoring the crowd. 

Such are the cat-and-mouse games Quynh, more popularly known by her Mother Mushroom penname, must play to meet contacts and cover important news events. While Quynh has maintained cordial relations with certain surveillance officials assigned to her, others have, in effect, confined her to periods of house arrest. Quynh has so far stayed out of prison for her blogging, but she often wonders how much longer that will be the case. 

CPJ recently traveled undercover to Vietnam to meet with bloggers and journalists, and gauge the prevailing press freedom situation. In a series of four blog posts, CPJ will highlight the experiences of a few independent bloggers and online journalists who have gone for broke by reporting above ground amid a rising tide of government repression aimed at unlicensed online media outlets and blogs. The series will conclude with press freedom-promoting recommendations for the Vietnamese government and international community. 

With at least 18 journalists in prison, Vietnam is one of the world's top five worst jailers of journalists, according to CPJ research. Nearly all have been imprisoned on vague and draconian anti-state charges, including the Orwellian crime defined under Article 258 of "abusing democratic freedoms," and the equally arbitrary Article 88 that bans "conducting propaganda against the state." Sixteen of the 18 held behind bars have been convicted or detained specifically or in part for their online journalism, CPJ research shows. 

As that oppressive tally mounts, independent bloggers and online journalists risk their liberty each time they post news or commentary that authorities may arbitrarily construe as detrimental to the Communist Party-led government's interests. While many conceal their online identities to avoid possible government reprisals, a large number have abandoned their past anonymity to join the Network of Vietnamese Bloggers (NVB). 

Quynh, a pioneer and senior member of Vietnam's blogging movement, is a co-founder of the press freedom-promoting group. It represents the first time Vietnam's independent journalists have banded together to call for greater freedoms since the 2007 establishment of the Free Journalists Club of Vietnam, a group that is not legally registered. The group's three co-founders, including CPJ International Press Freedom Awardee Nguyen Van Hai, alias Dieu Cay, are all in prison on trumped up anti-state charges related to their news reporting. 

Quynh began blogging in 2008, a time when Vietnamese authorities had not yet realized the power of the Internet to challenge the Communist Party-dominated state's monopoly over the local media. Like many of the country's independent bloggers, she was lured into blogging by the glaring lack of mainstream reporting on widespread injustice and abuse of state power in Vietnamese society. 

"It was ugly what was happening in our society," Quynh said in an interview with CPJ, citing woefully poor medical services and the government's often conflicted and corrupt commercial ties with China as examples of the rot. "My blog asked: Why must we agree with the government on everything? Why can't we have different opinions?" 

Quynh was first arrested and interrogated on September 2, 2009, for blogging about government land confiscations related to a controversial China-backed bauxite mining project in the country's pristine Central Highlands region. On that occasion, an estimated 15 armed public security forces raided Quynh's house at about midnight, while she was sleeping next to her three-year-old daughter, and took the blogger away. 

She was held for more than a week and was eventually released without charge. The experience failed to deter her, and she continues to blog about the sensitive issue of land-grabbing in her coastal home province of Nha Trang. She claimed in recent reports that since 2010 more than 300 villagers have been forcibly relocated from prime seaside land now under development by state-linked property firms and multinational hotel companies. 

It's the type of people-versus-government reporting that Vietnam's state-controlled mainstream media habitually avoids. After posting a blog in February questioning the environmental impact of a new state-linked cigarette factory planned outside of Nha Trang, Quynh was called in for questioning. "They said I didn't have enough information," she said, recounting the police interrogation one day after her post. "I said, I wrote under my own name and if I'm wrong take me to court." 

Journalists charged with anti-state crimes seldom, if ever, prevail in Vietnam's politically pliable courts. As international criticism of Vietnam's consistently rigged legal process in freedom of expression cases mounts, Quynh says authorities have recently shifted their police state tactics toward more street-level intimidation and harassment. 

Quynh asserts police have recently deployed more plainclothes rather than uniformed officials to track targeted journalists. That switch, she said, makes attacks against the press appear more like random acts perpetuated by anonymous thugs rather than state officials carrying out repressive policy. The same plainclothes officials have manufactured traffic accidents and made false accusations of theft against certain outspoken bloggers, she said. 

"It's now more difficult to know who's who. Some bloggers are taken to police stations and initially have no idea why. It's happened to me and others," said Quynh. "It looks like there is improvement [on human rights issues] to the international community but really they are just using different tactics." 

The Vietnamese government did not respond to a CPJ request for comment about the alleged change in police tactics or, more generally, on press freedom conditions. 

While Vietnam has made recent progress on women's and children's rights--accomplishments officials touted during a United Nations Universal Periodic Review in June--the press freedom situation is as dire as ever, according to Quynh. Case in point: on August 4, Quynh was apprehended, initially without explanation, by plainclothes officials while walking down a Nha Trang street with her infant son. Quynh was later taken to a police station and questioned by officials about articles she had posted on her Facebook page. She was released that evening, but ordered to return the following day for further questioning. 

NVB is pushing back against such intimidation with calls for legal reform and more accountability for individual police officials who harass journalists. Last year, more than 130 bloggers signed an online petition calling for the repeal of Article 258, an anti-state law used increasingly to jail independent bloggers. Scores of anonymous bloggers, many of whom revealed their identities for the first time, signed the petition. As of May this year, NVB had more than 300 signatory members, though more recent members have opted to remain anonymous, according to Quynh. 

Officials have started to target the network's known members. In December, for example, authorities confiscated the passports of several NVB members, including Quynh. On December 10 last year, police destroyed a stuffed toy belonging to Quynh's infant son, apparently on suspicion that it may have housed a hidden camera. Officials seized the toy from her son during a raid of a NVB meeting in a Ho Chi Minh City coffee shop, which was being held to discuss human rights. 

While many bloggers reported on the heavy-handed incident, Quynh says she never blogs about the personal harassment and surveillance she faces to avoid unnecessary confrontation with officialdom. "For me, it's normal. ... I announce this is my opinion, that I have a right to write. I don't attack any individual person. I just say I disagree with the Party," said Quynh. "But if they want to arrest me, they can." 

[Reporting from Nha Trang] 


CPJ Senior Southeast Asia Representative Shawn W. Crispin is based in Bangkok, where he is a reporter and editor for Asia Times Online. He has led CPJ missions throughout the region, and is the author of the CPJ special report, "Vietnam’s press freedom shrinks despite open economy."

28.9: Ngày Quốc tế cho Quyền Được Biết

Dân Làm Báo - Mỗi năm vào ngày 28 tháng 9, khoảng 100 quốc gia và 60 tổ chức phi chính phủ tổ chức chào mừng ngày Quốc Tế - Quyền Được Biết. Đối với thế giới, quyền được tiếp cận thông tin là một quyền làm người quan trọng và thiết yếu cho sự minh bạch và trách nhiệm của nhà nước. Quyền Được Biết cũng tạo cơ hội cho công dân tham gia tích cực và hiệu quả cho những quyết định liên quan đến sự điều hành đất nước.

Ngày Quốc Tế cho Quyền Được Biết bắt đầu vào năm 2002 khi những tổ chức quốc tế về tự do thông tin trên khắp thế giới tụ họp tại thủ đô Sofia của Bulgaria và thành lập mạng lưới FOI - Freedom of Information - Tự do thông tin. Đây là một mạng lưới toàn cầu hoạt động nhằm cổ xúy quyền được tiếp cận thông tin cho tất cả mọi người, cũng như lợi ích đạt được bởi những chính phủ mở rộng, minh bạch và có trách nhiệm.

Ngày 28 tháng 9 là ngày mà các thành viên của FOI, các chính phủ và tổ chức nhân quyền quốc tế cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, phương thức và những thành quả đạt được trong tiến trình phát triển tự do thông tin.

Sau hơn 10 năm phát động toàn cầu, ở nhiều quốc gia thành quả của Quyền Được Biết đã vượt xa mục tiêu ban đầu. Nhiều nước đã mở rộng thông tin không những cho công dân của nước mình mà còn tham gia vào một hệ thống dữ kiện to lớn để cùng chia sẻ những thông tin liên quan đến lợi ích liên quốc gia.


Chương trình ca nhạc 'Chúng Tôi Muốn Biết'

Nhóm Facebook Hát Cho Tự Do - ...Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh “Chúng Tôi Muốn Biết” với tiếng hát của nhiều Tù Nhân Lương Tâm trong nước và các ca sĩ hải ngoại sẽ được diễn ra vào lúc 8:00 PM tối thứ bảy ngày 27/9/2014 (Giờ Cali, Hoa Kỳ) tức 10:00 AM sáng chủ nhật ngày 28/9/2014 (Giờ Việt Nam) tại Nam Cali...
*

Từ khi chiến dịch “Chúng Tôi Muốn Biết” do Mạng Lưới Blogger Việt Nam phát động đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN có trách nhiệm bạch hóa thông tin Hiệp Ước Thành Đô 1990 đã ký kết với Trung Cộng, nhiều tổ chức đồng loạt lên tiếng hưởng ứng và riêng mạng xã hội Facebook đã bày tỏ mạnh mẽ bằng cách treo hình để ủng hộ phong trào lan rộng. 

Phong Trào "Chúng Tôi Muốn Biết” đáp ứng đúng trăn trở tâm tư người yêu nước và tạo nguồn cảm hứng cho nhóm Facebook “Hát Cho Tự Do” tổ chức một Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh với chủ đề “Chúng Tôi Muốn Biết” vào ngày Quốc Tế Quyền Được Biết (International Right To Know Day) 28/9 hàng năm để đồng hành cùng thế giới hưởng ứng chiến dịch.

Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh “Chúng Tôi Muốn Biết” với tiếng hát của nhiều Tù Nhân Lương Tâm trong nước và các ca sĩ hải ngoại sẽ được diễn ra vào lúc 8:00 PM tối thứ bảy ngày 27/9/2014 (Giờ Cali, Hoa Kỳ) tức 10:00 AM sáng chủ nhật ngày 28/9/2014 (Giờ Việt Nam) tại Nam Cali:

Hội Trường Viện Việt Học
15355 Brookhurst St. Suit 222
Westminster CA 92683

Chương trình được phát live trên Youtube và Ustream từ link http://hatchotudo.blogspot.com

Liên lạc BTC: 

Nam Cali: Nguyễn Nguyên Dung (714) 531 1338.

Facebook: Hon Nhien, Phạm Thanh Nghiên, Tri NhanMedia, Nancy Nguyen,  Vn Lpd, Nước Việt, Tim Pham, Jane DB, DuongDoiSoiDa. 

Email: hatchotudo@gmail.com

Vào cửa tự do.

Kính mong đồng bào Nam Cali đến thưởng thức Đêm Ca Nhạc Đấu Tranh và các cô chú bác anh chị trong và ngoài nước cùng theo dõi chương trình phát live qua mạng.

Ngày 21 tháng 9 năm 2014

Trân Trọng 

Em Muốn Biết

Cu Tèo (Danlambao) - Lâu nay có nhiều điều em muốn biết, nhưng không dám hỏi ai. Nay có phong trào “Chúng tôi muốn biết” rộ lên như muôn hoa đua nở, em cướp thời cơ, phát huy tinh thần “nắm thắt lưng quần địch mà oánh” của thời chiến tranh chống Mỹ kíu nước, em nhắm vào các bác mà hỏi cho ra lẽ nguồn cơn.

Những điều gì em muốn biết? Ôi nhiều quá. Ngổn ngang trăm mối tơ vò, em chả biết bắt đầu từ mô cho “đúng quy trình” như người ta “xả lũ đúng quy trình” hồi năm ngoái khiến dân chạy không kịp vắt dò lên cổ. Thôi, nhớ ra điều nào, em nguyện, theo quy chế “xin-cho”, được báo cáo các đồng chí, à quên, các bác ra đây hay điều nấy.

Thưa rằng thì là, như em được dạy dưới mái trường XHCN: trước Tháng Tư 1975 đồng bào Miền Nam sống dưới ách Mỹ Ngụy bị bóc lột tận xương tủy, cực kỳ đói khổ đến hạt muối cũng không có mà ăn, cái khố cũng nỏ có mà mặc… khiến đồng bào Miền Bắc khi đó vừa ra khỏi chiến tranh đang lo xây dựng CNXH nên cũng chẳng dư dả gì muối, thừa mứa chi vải, nhưng vì tình đồng bào ruột thịt đã phải “cắn hạt muối làm đôi”, cắt bớt “ba tấc vải thô” vốn đã không đủ che kín “ông cụ”, để chi viện cho Miền Nam. Thế nhưng tại sao sau khi phỏng được hai hòn, thay vì đem thực phẩm đồ dùng này nọ vào cứu trợ khẩn cấp, ngoài ấy lại vào vơ vét về những thứ xưa nay ngoài ấy gọi là “bã tư bản đế quốc” của người ta? Về mặt nhân sự, tại sao Kách Mạng không đưa đồng bào từ địa ngục Miền Nam ra thiên đường xhcn, song KM lại làm trò ngược lại: đua nhau bỏ thiên đường vào địa ngục để cho ngày nay “rau muống” mọc tràn lan, “cá gỗ” bơi đầy đường từ miền xuôi lên mạn ngược.

Em nghe nói trước 1975, trình độ phát triển của Miền Nam ngang hàng và thậm chí còn cao hơn một số nước trong khu vực mà ngày nay họ lại là bậc thầy của VN thống nhất hai miền, như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Thái Lan… là do đâu?

Nhờ Triển lãm CCRĐ vừa rồi em được biết sự cách biệt giàu nghèo giữa địa chủ và bần cố nông ngày xưa là bất công nên phải đấu tố, tịch thu đất địa chủ chia cho dân cày, nhưng bây giờ sự cách biệt giàu nghèo còn lớn gấp ngàn lần, mà sao cứ thấy bọn địa chủ mới này vẫn cứ phây phây bình chân như vại? Rồi cái bọn “Trí, Phú, Địa, Hào” ác ôn bác đảng hô hào “đào tận gốc trốc tận rễ” từ năm 1930 đến nay đã được 84 năm rồi mà chẳng những không trốc mà “gốc” càng to “rễ” càng chắc gấp vạn lần; chỉ tính cái giai cấp đệ nhất phải đào là “Trí” nay cả khối cán bộ đặc cán mai cũng chạy chọt bằng được cái “Tiến sĩ” để treo nơi bàn thờ bác, và để thăng quan tiến chức. Tại sao miệng thì “đào” mà tay thì trồng tốt tươi như vậy?

Em nghe thiên hạ đồn rùm beng, đi đâu cũng xầm xì: tại Hội nghị Thành Đô 1990, đảng “ta” đã ký hiệp định dân nước VN cho Tàu. Tại sao đảng không lên tiếng phủ nhận cái tin vịt độc chết người này cho dân an tâm, mà cứ nín khe hoài vậy khiến bọn phản động bức xúc, tức là bực mình mà xúc đi không được, quay ra bôi xấu chủ trương đường lối của đảng luôn đúng đắn, tất cả vì lợi ích nhân dân, bảo toàn lãng thổ, như lời Bác dạy, “Vua Trần đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải lo giữ nước“?

Em muốn biết ngày nay bọn đầy tớ nhân dân làm kinh tế thị trường định hướng XHCN kiểu gì mà trở thành giàu có gấp tỷ lần các ông chủ bà chủ như vậy?

Em muốn biết VN mình có bản Hiến Pháp tiến bộ hơn cả Mỹ, trong đó quyền tự do tư tưởng, báo chí, biểu tình, nhưng đi biểu tình chống Tàu xâm lăng biển đảo ta lại bị bắt tù như Điếu Cày, Việt Khang v.v... như thế nghĩa nà nàm thao? Mỹ gọi là what’s this? What’s that?

Ôi cha, như em đã bày tỏ trên đây, “What’s this? What’s that?" nhiều vô kể, em không thể liệt kê hết một lúc để xin các bác giải đáp. Không chỉ mình em mà có lẽ người VN nào cũng muốn biết.

Em xin tạm ngừng. Trong khi chờ đợi được câu trả lời của các bác có thẩm quyền, em xin bày tỏ nơi đây lòng biết ơn sâu xa nhất, tận cuối đáy lòng em.


Nếu mất nước, người chịu trách nhiệm chính là quân đội!

Những Mẹ Già, Em Gái… “hậu phương” (Danlambao) - Ngày nay, trước sự suy tàn của đất nước, sự thống khổ của người dân, hầu như mọi người đều chửi rủa, thâm thù bọn “đảng”, bọn “nhà nước” CS, nhưng suy cho thấu đáo, thì lực lượng Quân Đội là một nhân tố phải chịu trách nhiệm chính, nếu nước mất về tay bọn giặc Tàu!

I. Vai trò trọng trách của quân đội

Quân đội là một tập thể ưu việt và vô cùng quan trọng của một đất nước. Nước còn hay mất, chính quân đội có trách nhiệm lớn nhất, vì là đội ngũ đông đảo, có tổ chức, được đào tạo kỹ càng, nhất là tinh thần yêu nước, được trang bị vũ khí đủ loại, gồm cả HẢI, LỤC, KHÔNG QUÂN. Quân đội được toàn dân nuôi dưỡng, tin cậy và ủy thác việc bảo vệ đất nước chống xâm lăng, và hỗ trợ dân khi cần, cứu giúp dân lúc thiên tai đại họa, như chuyển vận người dân đến nơi an toàn khi lũ lụt, động đất, hỏa hoạn…, và chuyên chở lương thực, đồ dùng cho dân bị nạn, hay hỗ trợ các công trình kiến thiết lớn lao như ngành Hải Quân Công Xưởng. Hơn mọi thành phần khác, QĐ thường được toàn dân yêu mến, và dành cho những tình cảm trân trọng, nồng nàn, được coi như người CON TRAI CẢ trong gia đình, với quyền uy và sức mạnh để bảo vệ ngôi nhà là đất nước, và những người thân trong gia đình là toàn dân. Đó là VINH DỰ LỚN LAO, VÀ CŨNG LÀ TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ CỦA NGƯỜI LÍNH!

Với vai trò và trọng trách lớn lao như thế, việc GIỮ NƯỚC là thuộc trách nhiệm của QĐ. Các lực lượng QĐ khi chưa xảy ra chiến tranh, vẫn phải ngày đêm rèn luyện, ở trong tư thế sẵn sàng khi giặc manh nha ý định xâm lược, không bao giờ QĐ được lơ là nhiệm vụ canh giữ biên cương, biển đảo của quê hương. Khi chiến tranh xảy ra thì không chậm một giây, QĐ đã sẵn sàng tại nơi có chiến sự, và tấn công địch khi nó vào nhà mình, vì đó là quyền tự vệ chính đáng, ví dụ trận hải chiến tại Hoàng Sa mà Trung Cộng xâm lược năm 1974, hay trận chiến ở vùng biên giới miền Bắc vào năm 1979, mà quân TC tiến vào biên cương của ta. Chính sự hy sinh bảo vệ Tổ Quốc, để cho dân có cuộc sống bình yên, mà toàn dân, từ học sinh đến ông già bà cả đều quý mến người lính như đứa con ruột, như người anh, người em thân yêu của mình, nên mới có câu: tình QUÂN-DÂN NHƯ CÁ VỚI NƯỚC! Không bao giờ cá không cần nước, và không bao giờ nước làm hại cá (trừ khi những kẻ bất chính vì lợi riêng mà thải độc vào nước!). Vai trò ấy, cả QUÂN và DÂN, đều đã làm tròn thời gian trước đây, nhưng bây giờ…!

II. Quân đội hiện đang làm gì khi dân khổ, đấy nước lâm nguy?

Trong mắt người dân bây giờ, hầu như QĐ đã… biến mất tăm dạng! Các anh đang ở đâu, mà chúng tôi không nhìn thấy bóng dáng hào hùng của các anh? Có, nhưng chỉ thấy trên… TV, hoặc tang thương và ngỡ ngàng hơn, các anh xuất hiện trong các cuộc… cưỡng chiếm ruộng đất của người nông dân, khi người dân Tây Nguyên vùng lên vì uất ức, với những gương mặt gian ác của quân thù, chứ không phải là người anh, người con bảo vệ chúng tôi! Các anh sao lại trở thành con người khác như thế? Danh dự của các anh đâu? Trách nhiệm của các anh đâu? Các anh đang làm gì khi dân, và cả đồng đội của các anh như Đoàn Văn Vươn bị bắt nạt, bị ăn cướp ruộng vườn nhà cửa? Các anh ẩn mặt ở đâu khi quân thù phương Bắc tiến vào trong nhà mình, chúng ăn dầm ở dề, tàn phá đất nước, hôi của giết người? Các anh ở đâu mà để cho quân xâm lăng xây thành đắp lũy trong lòng quê hương ta, cướp tàu đánh người, cướp hải sản đánh bắt của ngư dân? Các anh ở đâu, mà khi dân lành bị bọn tham tàn đàn áp, giết chóc, nhà tan cửa nát không hề thấy các anh xuất hiện hay lên tiếng? Những lúc ấy, dân rất mong các anh có mặt hay lên tiếng, để kẻ tàn ác phải chùn tay. Chí làm trai của các anh đâu rồi? Tinh thần đánh Đông giẹp Bắc, “xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên” của các anh đâu? Các anh vẫn còn ăn lương của dân mà? Cha mẹ, anh chị em, vợ con của các anh vẫn là người dân mà, sao các anh không nhận ra, không thương mến? Người dân chúng tôi đi tìm các anh, nhưng không thể tìm ra, mà chỉ nghe những tiếng vọng vang ghê rợn, như từ âm ti đưa về: “QĐ anh hùng của VN đã không còn!”. Những người lính của miền Nam đã bị các anh tàn sát, xua ra khỏi nước để tiếp tay cho “chủ nhân” của các anh chiếm lấy nhà cửa, đôi khi cả vợ con của họ! Giờ này còn ai thì họ đang ôm hận vọng về cố hương, nhưng quê hương xa hút mịt mùng và chìm trong đau thương! Họ đau lòng khi thấy quân xâm lăng đến, họ sôi sục căm hờn khi thấy dân tình khổ ải, muốn đem sức còn để bảo vệ quê hương, đồng bào, nhưng các anh đâu cho, đến nỗi đám hậu duệ của họ muốn nối chí hào hùng của cha anh, thì phải đem sức trai ra phục vụ một… quê hương khác, chiến đấu ở một xứ sở xa xôi nào đó, để bảo vệ tự do cho “đồng loại” thay vì “đồng bào”! Máu xương của họ đổ ra, mà quê hương và người dân không được hưởng! Còn chúng tôi ở đây, đã có các anh ư? Nhưng các anh lại đã trở thành một loại người khác: “còn đảng còn mình”, dân thì mặc kệ, nước mất mặc lòng!

Ồ! Chúng tôi có thấy bóng dáng của các anh rồi, đó là cái ngân hàng QĐ với mác MB rất to, ở rất nhiều nơi trong nhiều thành phố lớn; đó là những cơ sở làm ăn hoành tráng của QĐ, kể cả những nhà hàng, những câu lạc bộ, những nơi ăn chơi giải trí… vô giới hạn, mà người dân không có! Chúng tôi cũng nhìn thấy những “Doanh trại QĐ Nhân Dân VN”, nhưng hình như vắng hoe không thấy có người lính ra vào! Chúng tôi cũng còn thấy những khu đất rộng bạt ngàn, được bao bọc bởi tường cao rào kín, kẽm gai và có cả mìn bảo vệ, nhưng đó không phải là quân trường, mà là phần đất đai tài sản kếch xù của QĐ! Người dân nói rằng, bộ đội bây giờ là ĐẠI GIA cả rồi, chứ không có dép râu mũ cối, cũng không thèm đeo ngang hông “cái đài”, “cái đổng”, không còn những nét mặt ngây ngô chân thật như hồi đất nước mới “thống nhất” nữa, mà nhà cửa các anh bây giờ là nhà cao cửa rộng như công đường, ăn chơi như công tử, đi du lịch nước ngoài như đi chợ, con cái đi du học ở các nước văn minh! Cung cách các anh ăn chơi giải trí thì rất “tinh nhuệ”, thay vì tinh nhuệ trong chiến đấu! “Luật bù trừ” chăng? Khi xưa các anh khổ vì thời CS rồi, bây giờ các anh đến thời “tự do”! Vâng! Có lẽ đúng. Các anh đã gian khổ chiến đấu để dành được tự do, nhưng là tự do chỉ cho các anh, còn dân thì… mất hẳn tự do rồi! Dân đang ở tù, một nhà tù khổng lồ! Dân đang khốn quẫn, rên siết vì đói khổ, vì lạc hậu, vì bị uy hiếp, bị bóc lột! Hàng trăm ngàn doanh nghiệp của dân bị phá sản, người thì bị tù đầy, bị tan cửa nát nhà, nhưng QĐ và CA, cán bộ thì đâu hề hấn gì? Ngày mới “giải phóng miền Nam”, các anh thường ngồi xe đò chung với dân, nhưng bây giờ các anh đã có xe hơi riêng, mà xe đắt giá! ĐÚNG LÀ THỜI CỦA CÁC ANH!

“Giải phóng” miền Nam xong, các anh ham hưởng thụ, mê kinh tài nên quên béng rằng các anh đã bị đảng CS lừa là “miền Bắc thiên đường, miền Nam địa ngục”, dân miền Nam phải đi làm cu li, làm điếm cho Mỹ để kiếm cơm, cho nên kích động lòng thương của các anh, khiến các anh sẵn sàng hy sinh đi giải cứu dân Nam khỏi cảnh nhục nhằn đói rách! Nào ngờ…! Lẽ ra các anh phải tỉnh ngộ từ lúc đó, phải có thái độ từ lúc đó, nhưng không! Lẽ ra các anh phải bừng tỉnh mà tìm ra “lối thoát” cho cả dân tộc từ đó. Các anh phải cám ơn dân miền Nam đã “mở mắt” cho mình, và nên xin lỗi người ta, vì các anh đã đem đến cho người ta một sự “giải phóng” mà người ta hoàn toàn không muốn mà còn sợ hãi. Chính các anh đã phá vỡ cuộc sống yên lành của người ta, khiến gia đình họ tan nát, bản thân họ phải tù đày, trong khi họ từng đem máu đào bảo vệ quê hương, chống lại những người anh em lạc hướng lầm đường, đem trí tuệ và sức lực xây dựng đất nước giàu đẹp như các anh đã thấy. Lẽ ra các anh đã phải phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để định lại trách nhiệm và đường đi của mình cho chính xác, thì lại không! Sau khi thấy người miền Nam tự do kinh doanh, tự do làm giàu, nhà cao cửa rộng, phố phường xa hoa, lẽ ra các anh phải thù hận, hài tội kẻ lừa dối mình, để bao nhiêu đồng đội phải “sinh Bắc tử Nam”, thì các anh lại… hận dân miền Nam, tại sao miền Bắc khổ sở nghèo nàn, mà miền Nam lại được sung sướng? Rồi các anh say mê làm giàu, say mê hưởng thụ! Tại sao không? Và các anh đã thỏa nguyện “chí làm giàu” thay cho “chí làm trai”, đã trở thành “thương nhân” thay vì “chiến sĩ”!

Nhưng các anh ơi! Dân đói, dân khổ thì mặc kệ dân đã đành, nhưng nếu mai này đất nước mất đi về tay quân xâm lược phương Bắc, thì sao hả các anh? Lúc đó các anh sẽ cùng số phận với dân, LÀ KẺ BỊ TRỊ, KẺ NÔ LỆ! Trước một kẻ thù hung bạo như bọn Tàu ô, kẻ thù truyền kiếp của dân Việt, liệu các anh có còn là “thành phần ưu đãi”, được tiếp tục làm “đại gia”, được mở ngân hàng, được tự do, được ưu ái để kinh doanh, hưởng thụ nữa không? Vợ con, gia đình các anh còn thoải mái sung sướng nữa không? Lấy gì bảo đảm hả các anh? Bây giờ các anh đang là CHỦ, mà những khu đặc trú của giặc Tàu, các anh còn chẳng được vô, không dám vô, thì mai này chúng làm chủ cả nước ta, các anh sẽ ra sao? Hay là các anh nói rằng giặc Tàu sẽ không thể chiếm VN? Lấy gì bảo đảm hả các anh? Chúng đang ngày đêm quấy rối biển Đông của chúng ta, chúng đã bồi biển để xây căn cứ quân sự ở Gạc Ma, Hoàng Sa, chĩa súng vào bụng chúng ta đó! Hội nghị Thành Đô đó: các “chủ nhân” của các anh là Đỗ Mười, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Lê Hồng Anh… đã ký giao đất nước này cho giặc Tàu vào năm 2020 rồi đó! Các anh không thấy bị xúc phạm khi vị “tổng tư lệnh” của các anh là tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố tại hội nghị Sangri La, khi bọn giặc Tàu đưa giàn khoan HD 981 vào hải phận VN, rằng đó là “chuyện xích mích bình thương trong gia đình”? Nhục nhã không các anh? Người dân quèn còn không trị nổi, sao các “chiến sĩ anh hùng” như các anh mà lại chịu được?! Hay các anh đang “bàn kế hoạch” sẽ cải danh thành người Tàu, sẽ học tiếng Tàu, sẽ trổ tài khôn khéo lấy lòng Tàu để gia đình và bản thân các anh được tiếp tục vinh thân phì gia? Chắc được không các anh, hay giặc nó lại liệt các anh vào hàng “kẻ thù số 1”, vì các anh là QĐ VN, đã từng đánh lại nó, từng tiêu giệt hàng vạn binh lính của nó trong thời gian quá khứ, vì các anh là những thành phần kỳ cựu mà, chứ đâu có “nhẹ tội” như đám lính lau nhau sau này?

III. Quân đội có thể làm gì cho tổ quốc và cho dân bây giờ?

Chẳng biết các anh thế nào, chứ dân thì lo buồn lắm các anh ơi! Dân lo nước mất thì nhà sẽ tan, cả đời mình và con cháu mình sẽ bị làm thân nô lệ, nhất là đắc tội với Tiền Nhân đã đổ bao xương máu mà gây dựng và bảo vệ non sông này! Chắc chắn con cháu chúng ta sau này sẽ nhục mạ, sẽ thù hận chúng ta vì tham lam, hám lợi, vùi đầu trong ham hố, vô trách nhiệm đến nỗi để mất nước, và đổ lên đầu chúng những gánh nặng phải đền thay cha ông, chúng sẽ phải hy sinh mạng sống để khôi phục lại giang sơn VN!

Hỡi các quân nhân, những người con của Tổ Quốc VN, những tinh hoa của dân tộc, những người cha, người anh cả trong gia đình VN, các vị đành muối mặt mà vứt đi cái DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của QUÂN ĐỘI của một nước sao? Bao nhiêu công lao của tiền nhân, bao nhiêu ơn huệ của gia đình, bao nhiêu mến thương và tin tưởng của người dân dành cho các vị, các vị đành hắt đi một cách phũ phàng, để bám lấy đồng tiền? Phải, chỉ tiền mà thôi, chứ lương tâm và danh dự thì các vị đã tự đánh mất hết rồi! Các vị không ngại cả dân tộc khinh khi, cả thế giới nhìn vào QĐ VN bỗng dưng… biến mất sao? Người LÍNH mà vô trách nhiệm thì khác gì như chó không biết giữ nhà (vâng, người ta ví QĐ như chó để giữ nhà, nhưng là chó cưng, chó có ích), như muối mà không mặn, thành vô dụng và đáng bỏ đi thôi! Không những thế, các vị còn PHẢN LẠI ĐỒNG ĐỘI, những người đã hy sinh thân mình cho Tổ Quốc, đổi mạng mình để lấy sự vinh hoa và cuộc sống an nhàn cho các vị! Các vị CÓ THẤY BẤT XỨNG, VÀ CÓ AN HƯỞNG HẠNH PHÚC KHÔNG?

Còn có cách nào cứu vãn không? Thời gian đã cạn rồi, chỉ còn vài năm là đến thời hạn đã ký kết, để VN trở thành quận huyện của Tàu! Chúng tôi và các anh, sẽ phải ra khỏi thành phố, sẽ lên rừng ở, hay đi “kinh tế mới” để nhường nhà cho bọn giặc, như các anh đã xử với người dân miền Nam sau năm 1975! Hay là…, người yêu nước còn nhiều, người dân còn đầy, đang muốn dẹp bọn ác ôn để dành lại quyền làm chủ và bảo vệ đất nước. Đồng bào cả trong và ngoài nước cùng đồng lòng mong bảo vệ và xây dựng quê hương VN tự do no ấm. Nếu có các anh tham gia vào, thì dân đỡ khổ biết chừng nào, và kẻ tham tàn sẽ phải chùn tay bách hại dân lành, bọn giặc xâm lăng sẽ bị dẹp tan! Hoặc là các anh còn oai hùng hơn, sẽ thay dân mà làm việc ấy, như người dũng sĩ thay trời hành đạo, và phục hồi lại uy danh cho QĐ các anh, làm tăng lòng tin yêu của dân, quân với dân đều ĐẶT TỔ QUỐC TRÊN HẾT, và cùng chung tay giệt thù xây dựng lại đất nước? Có như thế thì vận mệnh nước mình, dân mình sẽ đến thời vinh quang! Các anh sẽ xứng danh là QĐ ND, nhà VN sẽ bừng sáng trên bầu trời Á Đông, muôn người con xa sẽ trở về từ muôn hướng, lúc đó thì các anh sẽ tha hồ làm giàu, một cách chân chính và vinh dự, để góp phần kiến tạo quê hương, chứ không như bây giờ! Xin đừng để cho câu nói sau đây của người dân bị đưa vào trang sử cái thời mà các anh gánh trách nhiệm chính với nước và với dân: ĐẢNG BÁM GHẾ, QUÂN ĐỘI BÁM MÂM, NGƯỜI DÂN LÃNH ĐỦ!

Nếu được như vậy thì thật vinh phúc, bằng không thì xin các anh, khi dân tình đã cùng khổ, nước nhà đã nguy ngập, người dân đồng lòng đứng lên giệt thù trong giặc ngoài, thì, VÌ TÌNH NGƯỜI, VÌ NHÂN ĐẠO, CÁC ANH XIN ĐỪNG NỔ SÚNG VÀO NGƯỜI DÂN CHÚNG TÔI, NHÉ! Hãy nhìn xem, chúng tôi chỉ là những học sinh, sinh viên là con em của các anh, hay những cụ già, những phụ nữ chân yếu tay mềm, những người dân oan bần cùng khốn khổ, và những người có đầy lòng yêu mến quê hương Tổ Quốc VN, chúng tôi không có một tấc sắt, một khẩu súng trên tay, vì bao nhiêu súng đạn, máy bay, tàu ngầm, do đồng tiền của chúng tôi, đã được giao hết cho các anh rồi. Xin đừng dùng nó để bắn vào chúng tôi, vì chúng tôi giữ đất nước này cho cả các anh mà!

Với hết tâm tình,